Vòng đời sản phẩm là gì? Những giai đoạn của Product Life Cycle

Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là quá trình mà một sản phẩm hoặc dịch vụ trải qua từ lần đầu được giới thiệu ra thị trường cho đến khi bị suy giảm hoặc loại bỏ khỏi thị trường. Cùng SSBM Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này qua bài viết dưới đây.

Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là gì?

Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là quá trình từ khi hình thành sản phẩm đến khi loại bỏ sản phẩm khỏi thị trường. Các công ty quản lý sản phẩm của họ dựa trên vòng đời của chúng. Một sản phẩm không nhất thiết phải có tất cả các giai đoạn. Vòng đời sản phẩm có thể mở rộng và sẽ tiếp tục phát triển theo thời gian.  

Khái niệm vòng đời của sản phẩm là gì
Khái niệm vòng đời của sản phẩm là gì

Để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, các công ty phân tích các mô hình Product Life Cycle của họ để phát triển các chiến lược phù hợp hoặc điều chỉnh sản phẩm của họ theo nhu cầu của khách hàng.  

Những giai đoạn của một vòng đời sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu

Khi hoàn thiện một sản phẩm, vòng đời của sản phẩm bắt đầu với giai đoạn triển khai. Ở giai đoạn này, sản phẩm lần đầu tiên được tung ra thị trường.

Ra mắt là một trong những giai đoạn tốn kém nhất đối với hầu hết các sản phẩm. Các công ty thường chi rất nhiều tiền cho các chiến lược tiếp thị và phải dành nhiều nguồn lực để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng sản phẩm đó.

Giai đoạn giới thiệu trong vòng đời sản phẩm
Giai đoạn giới thiệu trong vòng đời sản phẩm

Trong buổi giới thiệu sản phẩm iPhone, thương hiệu này đã nhấn mạnh sự đổi mới của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ trước đó.

Giai đoạn này không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, đây còn là thời điểm công ty xem xét phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm của mình như thế nào, họ thích hay không thích sản phẩm, họ không thích điều gì,… Mục tiêu chính của giai đoạn triển khai là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với hy vọng xây dựng nhu cầu và sản phẩm được sử dụng ngày càng rộng rãi. 

>>> Xem thêm: Người đi làm có nên học thạc sĩ MBA không?

Giai đoạn tăng trưởng

Trong giai đoạn tăng trưởng, người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm và bắt đầu mua nó. Một sản phẩm được coi là thành công nếu được chấp nhận rộng rãi sau khi ra mắt, rất phổ biến trên thị trường và tăng dần doanh số bán hàng.

Khi doanh số tăng dần và sản phẩm được thị trường chú ý, công ty nhận ra rằng sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai.

Một sản phẩm coi là thành công nếu được chấp nhận rộng rãi sau khi ra mắt
Một sản phẩm coi là thành công nếu được chấp nhận rộng rãi sau khi ra mắt

Ngay cả khi công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh (thậm chí là những đối thủ mạnh), họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo và khuyến mãi để đánh bại đối thủ bằng mọi giá.

Khi sản phẩm tăng trưởng, bản thân thị trường có xu hướng mở rộng. Các sản phẩm thường được tối ưu hóa để nâng cao hơn nữa chức năng và lợi ích đối với khách hàng.

Khi thị trường được mở rộng, sự cạnh tranh càng tăng và doanh số bán hàng cũng tăng, các công ty thường đầu tư mạnh vào marketing ở giai đoạn này nhằm phát triển và chiếm lĩnh thị phần. 

Giai đoạn trưởng thành

Khi sản phẩm đến giai đoạn trưởng thành, doanh số bán hàng có xu hướng chậm lại, cho thấy thị trường đang bão hòa. Khi đó, doanh số bán hàng của nhiều sản phẩm có thể sụt giảm.

Ở giai đoạn này, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm bắt đầu giảm nên yếu tố cạnh tranh về giá cũng bắt đầu xuất hiện, biên lợi nhuận của sản phẩm bị thu hẹp.

Ở giai đoạn trưởng thành doanh số bán hàng có thể sụt giảm
Ở giai đoạn trưởng thành doanh số bán hàng có thể sụt giảm

Để duy trì tính cạnh tranh, các công ty thường đầu tư nhiều hơn vào các nỗ lực tiếp thị, phát triển sản phẩm mới hoặc sửa đổi sản phẩm của họ để thâm nhập vào các phân khúc thị trường khác.

Trong một thị trường có độ bão hòa cao, các đối thủ cạnh tranh yếu hơn thường bị loại khỏi cuộc chơi ở giai đoạn này.

Giai đoạn suy tàn

Các công ty thường cố gắng duy trì các sản phẩm và dịch vụ của họ càng lâu càng tốt trong giai đoạn trưởng thành, nhưng sự suy giảm là không thể tránh khỏi đối với hầu hết các sản phẩm.

Trong thời kỳ suy thoái, nhu cầu đối với sản phẩm này giảm, dẫn đến doanh số bán hàng giảm đáng kể và hành vi của người tiêu dùng thay đổi. Sản phẩm của công ty ngày càng mất dần thị phần và trở nên kém hấp dẫn trên thị trường.

Cuối cùng sản phẩm có thể hoàn toàn lỗi thời, biến mất khỏi thị trường
Cuối cùng sản phẩm có thể hoàn toàn lỗi thời, biến mất khỏi thị trường

Ở giai đoạn này, các nỗ lực tiếp thị thường rất hạn chế hoặc chỉ nhắm đến những khách hàng trung thành với giá ưu đãi.

Cuối cùng, sản phẩm có thể hoàn toàn lỗi thời hoặc biến mất khỏi thị trường nếu nó không đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới.

Ví dụ về vòng đời sản phẩm

Máy đánh chữ

Một trong những ví dụ về vòng đời của sản phẩm là máy đánh chữ. Khi máy đánh chữ lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối thế kỷ 19, nó đã trở nên phổ biến như một công nghệ mới hữu hiệu.

Tuy nhiên, những thứ này dần dần bị thay thế khi nhu cầu về máy đánh chữ giảm đi cùng với sự ra đời của các công nghệ điện tử mới như máy tính, laptop và thậm chí cả điện thoại thông minh.

Ngày nay, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh được sử dụng để đánh máy trên toàn thế giới và những sản phẩm này đang trải qua các giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của vòng đời sản phẩm.  

Một số ví dụ điển hình về vòng đời của sản phẩm
Một số ví dụ điển hình về vòng đời của sản phẩm

Xe điện

Một ví dụ về vòng đời của sản phẩm tiếp theo là xe điện. Sau giai đoạn giới thiệu cách đây vài năm, xe điện vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng của vòng đời sản phẩm, trong khi xe chạy xăng đang dần trưởng thành và cuối cùng suy giảm.

Các công ty như Tesla đã được hưởng lợi từ nhu cầu thị trường ngày càng tăng trong nhiều năm qua, nhưng những thách thức gần đây từ cả thị trường và các đối thủ cạnh tranh có thể làm xoay chuyển tình thế trong tương lai.

Trên đây là những kiến thức, thông tin về vòng đời sản phẩm mà các doanh nghiệp cần nắm. Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra chiến lược phù hợp với mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp để cạnh tranh trên thị trường.  

Ngoài ra, nếu bạn có hứng thú với việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm hay các vấn đề về kinh doanh khác. Hãy đăng ký ngay khoá học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Global MBA) của SSBM Việt Nam nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *