Trong bài viết dưới đây, SSBM Việt Nam sẽ làm sáng tỏ tiếp thị là gì, đồng thời giới thiệu đến bạn đọc một quy trình để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả, đem lại những giá trị thực tiễn đối với hoạt động của một doanh nghiệp.
1. Chiến lược tiếp thị (Chiến lược Marketing) là gì?
Chiến lược tiếp thị, hay chiến lược Marketing, bao gồm tổng thể nhiều quá trình từ lập kế hoạch đến triển khai các hoạt động Marketing trong một giai đoạn.
Mục đích của tiếp thị là nhằm quảng bá thương hiệu đồng thời với tiếp thị sản phẩm đến thị trường để tạo ra sự kích thích và động lực mua hàng cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

2. Lợi ích của một chiến lược tiếp thị
Vậy, lợi ích đem lại từ sự thành công của một chiến lược tiếp thị là gì?
1.1. Gia tăng lượng khách hàng tiềm năng
Một trong những điều cốt lõi của Marketing là tạo ra được giá trị mà khách hàng kỳ vọng từ sản phẩm. Chính vì thế, xây dựng một chiến lược tiếp thị tương thích có vai trò chủ chốt giúp mở rộng thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp. Tiếp thị có thể giúp người tiêu dùng hiểu được giá trị mà sản phẩm mang lại bên cạnh giá trị sử dụng, do đó làm tăng trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
Mặt khác, nhờ vào sự tương tác giữa doanh nghiệp và thị trường, khách hàng có thể kết nối gần hơn với thương hiệu và luôn sẵn sàng bày tỏ nhu cầu hay vấn đề của mình với doanh nghiệp.
1.2. Gia tăng hiệu quả truyền thông
Kênh truyền thông marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận đến thị trường mục tiêu. Từ những kết quả trong và sau khi triển khai chiến lược tiếp thị tổng thể, Marketer có thể xác định kênh truyền thông nào tối ưu và ngược lại.

Đó chính là cơ sở để định hướng tập trung hoạt động truyền thông vào những kênh hiệu quả, đồng thời loại bỏ những nguồn kém chất lượng. Cuối cùng, hiệu quả truyền thông marketing của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
1.3. Tiết kiệm chi phí Marketing
Chi phí Marketing luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi phí vận hành của một doanh nghiệp.
Do đó, một chiến lược tiếp thị cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được lượng chi phí này thông qua khả năng định hướng hoạt động với mục tiêu xác định, hạn chế sự lãng phí nguồn lực và tài nguyên cho các hoạt động không trọng tâm hoặc lệch hướng so với đích đến ban đầu.
1.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty
Branding chưa bao giờ là yếu tố có thể bỏ qua trong tiếp thị. Dựa vào những thành quả mà chiến lược tiếp thị mang lại, công ty có thể xây dựng và phát triển một hình ảnh thương hiệu có vị thế trên thị trường và thân thiện với người tiêu dùng.
Ngoài ra, một thương hiệu đủ mạnh sẽ giúp doanh nghiệp, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ, ngày càng được nhiều người biết đến và quan tâm.

- Xem thêm: Học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) và những điều cần biết về MBA
3. Các bước xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả
Xây dựng một chiến lược tiếp thị tốt để có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, Marketer có thể từng bước phân tích và giải quyết các vấn đề để tạo nên bức tranh toàn cảnh cho một chiến lược hiệu quả.
2.1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Để mục tiêu được thiết lập một cách phù hợp và cụ thể nhất, nhà quản trị chiến lược tiếp thị cần có cái nhìn tổng quan về thị trường cũng như thực trạng của doanh nghiệp, sau đó đặt ra mục tiêu tổng thể phù hợp với tình hình.
2.2. Bước 2: Thực hiện phân tích sơ bộ
Những yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược tiếp thị và cần được phân tích rõ ràng để có thể đem lại thông tin giá trị:
- Bối cảnh chung của nền kinh tế: Có thể áp dụng mô hình PESTLE, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh…
- Lợi thế cạnh tranh và hạn chế hiện hữu trong những sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
- Khả năng phát triển của doanh nghiệp, như nguồn lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, tiềm năng tăng trưởng doanh số…
- Sức mạnh của thương hiệu thể hiện qua thị phần, độ nhận diện cùng định vị và giá trị của thương hiệu…
2.3. Bước 3: Tìm hiểu về khách hàng
Nghiên cứu thị trường là một quá trình đòi hỏi nhiều hoạt động cần được thực hiện một cách toàn diện và chuyên sâu, tuy nhiên nó sẽ giúp nhà quản trị phác thảo được bức tranh về phân khúc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ bức vẽ tổng thể đó, doanh nghiệp cần phải hoàn thiện tác phẩm bằng cách cung cấp thêm thông tin và dữ liệu về khách hàng để hiểu sâu hơn về “đích đế” trong chiến lược tiếp thị của mình.
2.4. Bước 4: Hiểu sản phẩm và nguồn lực của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm mà mình cung cấp và cả giá trị mà nó có thể đem đến cho khách hàng.
Ngoài ra, nguồn lực hiện hữu của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quyết định chiến lược tiếp thị có khả thi hay không, và nếu có thể thực hiện được thì sẽ được tiến hành như thế nào.
2.5. Bước 5: Xác định các mục tiêu cụ thể
Từ những phân tích, đánh giá ở các bước trên, nhà quản trị cần cụ thể hóa được mục tiêu tổng thể đã đặt ra ở bước đầu tiên.
Mô hình SMART chính là công cụ hữu hiệu trong hầu như mọi trường hợp khi thiết lập mục tiêu và được nhiều người áp dụng để tìm kiếm sự hỗ trợ.
2.6. Bước 6: Lên Outline
Outline, hay dàn ý, về cơ bản là một đường ray đưa doanh nghiệp đến với ga cuối của một chiến lược tiếp thị mà không bị lệch hướng. Mặt khác, Outline cũng sẽ giúp doanh nghiệp định vị được nó đang ở đâu trong kế hoạch, hay nó đang đứng ở ga nào của tuyến đường ray đó.
2.7. Bước 7: Đặt và chuẩn bị ngân sách
Ngân sách cũng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính khả thi của một chiến lược tiếp thị và giúp hiện thực hóa được các câu từ trong một bản kế hoạch chiến lược.
Không chỉ vậy, dự trù một khoản ngân sách hợp lý giúp cho chiến lược được triển khai một cách có kiểm soát, tối thiểu hóa các khoản hao hụt và thất thoát trong quá trình thực hiện.

2.8. Bước 8: Lập kế hoạch Marketing
Sau khi đã có được Outline và một định hướng cụ thể về chi phí và nguồn ngân sách, Marketer sẽ có đủ cơ sở để lập ra những kế hoạch Marketing nhằm phục vụ cho chiến lược Marketing tổng thể.
Kế hoạch càng chi tiết và bám sát thực tế sẽ mang lại hiệu quả càng cao khi được triển khai.
2.9. Bước 9: Phân tích hiệu suất
Không chỉ riêng trong chiến lược tiếp thị mà đối với bất kỳ lĩnh vực nào, phân tích và đánh giá hiệu suất luôn là điều cần thiết để giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của một chiến lược, đồng thời đưa ra phương hướng mở rộng, duy trì hay thu hẹp tùy vào tình hình cụ thể.
Như vậy, quy trình 9 bước để giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả đã được hoàn thành. Qua những nội dung trên đây, SSBM Việt Nam tin rằng bạn đọc đã hiểu được tiếp thị là gì cũng như có thể rút ra những bài học nhỏ để nâng cao chất lượng cho một chiến lược Marketing.