Trong thị trường tài chính, trái phiếu, bao gồm trái phiếu ngân hàng, được đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả, vừa mang lại nguồn lợi nhuận ổn định vừa hạn chế các rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu. Nội dung dưới đây từ SSBM Việt Nam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ gửi tiền trái phiếu ngân hàng là gì và hiệu quả của kênh đầu tư này.
1. Trái phiếu ngân hàng
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chung khái niệm trái phiếu ngân hàng là gì và có bao nhiêu loại trái phiếu ngân hàng trên thị trường đầu tư.
1.1. Định nghĩa và khái niệm về trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu do ngân hàng phát hành để huy động vốn trong thời gian ngắn với mức lãi suất cố định, chứng nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần nợ của ngân hàng.
Về bản chất, trái chủ của trái phiếu ngân hàng chính là chủ nợ của ngân hàng. Khi đến kỳ đáo hạn, phía ngân hàng có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ cả khoản vay cùng với lãi suất phát hành.
1.2. Cơ cấu và tính chất của trái phiếu ngân hàng
Vậy, tính chất của trái phiếu ngân hàng là gì và có gì khác so với các loại trái phiếu doanh nghiệp khác?
Trái phiếu ngân hàng thực chất là một loại giấy vay nợ do ngân hàng phát hành, chứng nhận quyền và lợi ích hợp pháp của trái chủ trong phạm vi khoản vay nợ. Do đó, trái chủ của trái phiếu ngân hàng thực chất chính là chủ nợ đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, trái phiếu ngân hàng khác với trái phiếu doanh nghiệp ở một số đặc điểm nổi bật như:
- Trái phiếu ngân hàng có lãi suất cao hơn trái phiếu doanh nghiệp. Theo thống kê, lãi suất của trái phiếu ngân hàng thường từ 8 – 10%/năm, trong khi lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 6%/năm.
- Trái phiếu ngân hàng phải tuân theo các quy định và giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý khác. Do đó, Trái phiếu ngân hàng có mức độ an toàn cao hơn trái phiếu doanh nghiệp.
- Trái phiếu ngân hàng thường không có sẵn trên thị trường. Nếu nhà đầu tư có thể mua trái phiếu doanh nghiệp thông qua các sàn niêm yết hoặc OTC, thì đối với trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư phải chờ và “săn” thông tin về đợt phát hành của ngân hàng.
1.3. Các loại trái phiếu ngân hàng thông dụng
Thị trường trái phiếu ngân hàng bao gồm các loại phổ biến sau:
- Trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn: Khi đáo hạn, trái chủ sẽ nhận được tiền gốc và lãi theo quy định khi phát hành trái phiếu. Kỳ hạn có thể từ 1 – 15 năm tùy vào ngân hàng phát hành.
- Trái phiếu ngân hàng có quyền chuyển đổi: Khi đáo hạn, trái chủ có quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của ngân hàng với một tỷ lệ nhất định.
- Trái phiếu ngân hàng có quyền mua: Trái chủ của loại trái phiếu này có quyền mua thêm số lượng trái phiếu khác của cùng loại hoặc khác loại do cùng ngân hàng phát hành trong một khoảng thời gian nhất định và với một giá xác định.
2. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu ngân hàng
Vậy, lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu ngân hàng là gì? Cùng tiếp tục với nội dung giải đáp ở ngay sau đây nhé.
2.1. Lợi ích khi đầu tư trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng có tính an toàn cao, ít rủi ro và ổn định hơn so với các loại chứng khoán khác, phù hợp với những nhà đầu tư không thích mạo hiểm.
Đầu tư vào trái phiếu ngân hàng có thể mang lại một số ưu điểm như:
- Duy trì thu nhập ổn định với lãi suất cố định mỗi kỳ thanh toán đến khi đáo hạn trái phiếu.
- Mức lãi suất cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm thông thường tại các ngân hàng.
- Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc giải thể, trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán trước so với nhà đầu tư ở các kênh khác.
2.2. Rủi ro khi đầu tư trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng cũng có một số rủi ro thường gặp như:
- Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Để hạn chế rủi ro này, nhà đầu tư nên chọn các trái phiếu có kỳ hạn phù hợp với mục tiêu và kỳ vọng của mình.
- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro này phụ thuộc vào tính thanh khoản và cung cầu trên thị trường trái phiếu. Để hạn chế rủi ro này, nhà đầu tư nên chọn các trái phiếu có khối lượng giao dịch cao và được niêm yết trên sàn giao dịch.
- Xem thêm: Những điểm khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp
3. Các bước thực hiện đầu tư trái phiếu ngân hàng
Nhiều nhà đầu tư thường e ngại vì cho rằng thủ tục để mua trái phiếu thường phức tạp. Tuy nhiên, hiểu rõ quy trình đầu tư và gửi tiền trái phiếu ngân hàng là gì sẽ giúp cho quá trình đầu tư thuận lợi hơn rất nhiều.
3.1. Các bước chuẩn bị trước khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng
Trước khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần tìm hiểu và chuẩn bị trước một số yếu tố sau đây:
- Bước 1: Tìm hiểu
Tìm hiểu đầu tư vào trái phiếu ngân hàng là gì cũng như cân nhắc ưu, nhược điểm của kênh đầu tư này, sau đó so sánh với mục tiêu và khẩu vị đầu tư của bản thân để ra quyết định trước khi đầu tư.
Trái phiếu ngân hàng có ưu điểm là ít rủi ro và có lợi nhuận ổn định; song, nhược điểm là khả năng thanh khoản thấp và dễ bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất.
- Bước 2: Lựa chọn
Nếu quyết định đầu tư vào kênh này, nhà đầu tư cần chọn ngân hàng phát hành trái phiếu uy tín và phù hợp với nhu cầu của mình bằng cách xem xét các tiêu chí như xếp hạng tín dụng của ngân hàng, kỳ hạn và lãi suất của trái phiếu, vốn tối thiểu…
Trên thực tế, các nhà đầu tư thường lựa chọn các ngân hàng lớn và có uy tín như Techcombank, Vietinbank, Vietcombank hay HDBank.
- Bước 3: Mở tài khoản giao dịch trái phiếu
Nhà đầu tư có thể mở tài khoản dùng để giao dịch trái phiếu trực tiếp tại ngân hàng hoặc công ty chứng khoán, hoặc mở trực tuyến thông qua các nền tảng ứng dụng của ngân hàng và công ty chứng khoán.
Sau khi có tài khoản giao dịch, nhà đầu tư có thể xem thông tin chi tiết về các loại trái phiếu ngân hàng được niêm yết trên thị trường và tiến đến lựa chọn đầu tư của mình.
- Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ
Một số nhà đầu tư mới thường có tâm lý hoang mang vì không biết rõ hồ sơ cần chuẩn bị để mua và gửi trái phiếu ngân hàng là gì. Tuy nhiên trên thực tế, điều này không quá phức tạp như tưởng tượng.
Các giấy tờ cần thiết bao gồm: đơn đăng ký mua (theo mẫu của ngân hàng phát hành); CMND/CCCD/Passport bản gốc và bản photo; giấy tờ chứng minh mục đích hợp pháp khi mua trái phiếu và giấy phép kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
Xem thêm:
- Tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình MBA
- MBA là bằng gì? Những điều cần biết về bằng MBA
- Những lợi ích lớn khi học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
3.2. Cách thức mua bán trái phiếu ngân hàng
Vậy, với tài khoản giao dịch, cách mua trái phiếu ngân hàng là gì? Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp ngay với bạn đọc các thông tin liên quan đến mua trái phiếu ngân hàng.
- Mua trái phiếu ngân hàng ở đâu?
Khi có nhu cầu đầu tư vào trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư có thể đến trực tiếp các phòng giao dịch hoặc chi nhánh của ngân hàng phát hành trái phiếu. Ngoài ra, một số ngân hàng phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán nên trái chủ tương lai có thể mua trái phiếu ngân hàng qua các công ty chứng khoán.
- Mua trái phiếu ngân hàng như thế nào?
Khách hàng cần theo dõi thông tin về các đợt phát hành trái phiếu của ngân hàng. Sau đó, khách hàng có nhu cầu đầu tư có thể đến chi nhánh ngân hàng hoặc công ty chứng khoán để tiến hành mua trái phiếu ngân hàng.
Khi thực hiện thủ tục mua, khách hàng chỉ cần cung cấp các giấy tờ đã được chuẩn bị và hoàn tất thanh toán cho ngân hàng hoặc công ty chứng khoán, sau đó nhận giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu.
Như vậy, nhà đầu tư đã chính thức trở thành trái chủ của một ngân hàng. Qua đó, SSBM Việt Nam mong rằng đã cung cấp cho bạn đọc thông tin để giải đáp trái phiếu ngân hàng là gì và cách đầu tư vào trái phiếu ngân hàng là gì. Những thông tin hữu ích này chắc chắn sẽ giúp hoạt động đầu tư tài chính của nhà đầu tư hiệu quả hơn nhiều rất nhiều.