Phân biệt điểm khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Khi xem xét và đánh giá tình hình tài chính của một công ty, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì để đưa ra nhận định chính xác nhất. Bài viết dưới đây từ SSBM Việt Nam sẽ chia sẻ nội dung về phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu và đưa ra minh họa trực quan để bạn đọc dễ nắm bắt.

1. Định nghĩa về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Để bắt đầu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì.

1.1. Về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: Owner’s equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, có thể là các cổ đông trong các công ty cổ phần hoặc các thành viên trong công ty liên doanh…

Về bản chất, vốn chủ sở hữu chính là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông. Quy mô của nguồn vốn này tương đương với phần còn lại sau khi lấy tổng nguồn vốn trừ đi nợ phải trả.

Do đó, vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp, khả năng phát triển bền vững của hoạt động kinh doanh, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

Khái niệm về vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành bao gồm: vốn cổ phần, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chênh lệch định giá tài sản…

1.2. Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số tiền mà các cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn của một doanh nghiệp cam kết đóng góp cho doanh nghiệp khi thành lập hoặc tăng vốn. Một điểm để phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều là vốn điều lệ là nguồn vốn của công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, còn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của công ty sau một quá trình kinh doanh và trừ đi các khoản nợ phải trả.

Khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh, vốn điều lệ là tổng tài sản các thành viên đã góp hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi doanh nghiệp được thành lập.

Khái niệm về vốn điều lệ

Vốn điều lệ có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và phải được thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.

1.3. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này.

Dựa vào định nghĩa về hai loại vốn, chúng ta có thể hiểu tổng quan vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì và nhận ra đôi chút về sự khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, để phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư cần phải xem xét theo nhiều góc độ, từ nguồn gốc, tính chất đến mục đích sử dụng.

Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loại vốn lần lượt theo từng tiêu chí khác nhau.

>>> Xem thêm: Học thạc sĩ quản trị kinh doanh và những điều bạn cần phải biết

2. Sự khác nhau về tính chất và nguồn gốc

Về khía cạnh tính chất và nguồn gốc, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có một số điểm khác biệt, cụ thể bao gồm:

2.1. Tính chất của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là một thành phần quan trọng trong cơ cấu vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hiểu rõ về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ sẽ giúp xây dựng cơ cấu vốn và nguồn lực tối ưu hiệu quả.

Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ cố định và thường xuyên của doanh nghiệp. Loại vốn này có thể tăng hoặc giảm do các yếu tố như phát hành cổ phiếu, trích lập quỹ, phân phối lợi nhuận, đánh giá lại tài sản.

Vốn chủ sở hữu được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.2. Tính chất của vốn điều lệ

Vốn điều lệ có thể coi là nguồn vốn bền vững và ổn định cho hoạt động kinh doanh của công ty. Cả vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ đều là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực tài chính và uy tín của công ty trên thị trường.

Đồng thời, tổng vốn điều lệ tương đương với giới hạn trách nhiệm tối đa của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với các khoản nợ và rủi ro trong các công ty có giới hạn trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông hoặc thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm bằng số tiền họ đã góp vào vốn điều lệ, không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

2.3. Nguồn gốc của vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.

Vốn chủ sở hữu có thể được huy động từ nhiều nguồn tùy theo loại hình doanh nghiệp. 

  • Vốn cổ phần: Là phần vốn góp của thành viên hoặc cổ đông. Với các công ty nhà nước, vốn góp được nhà nước đầu tư, hoặc là vốn cổ phần do cổ đông góp trong công ty cổ phần…
  • Thặng dư vốn cổ phần: Là chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá cổ phiếu mà doanh nghiệp sau khi bán cổ phiếu sẽ thu được.
  • Lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn gốc của vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Trong khi đó, nguồn gốc của vốn điều lệ có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền mặt, tài sản cố định, bất động sản hoặc một số tài sản khác như bằng sáng chế, thương hiệu…

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những lợi ích khi theo học MBA

3. Sự khác nhau về vai trò và mục đích sử dụng

Bên cạnh dựa vào sự khác nhau về nguồn gốc, chúng ta có thể phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ dựa theo sự khác nhau về vai trò và mục đích sử dụng của chúng.

3.1. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh

Thông qua sự tăng giảm của các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu hay số lượng thành viên góp vốn, vốn chủ sở hữu là cơ sở để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu cho thấy giá trị cổ phần của nhà đầu tư tham gia góp vốn vào doanh nghiệp.

3.2. Vai trò của vốn điều lệ trong hoạt động kinh doanh

Mặt khác, vốn điều lệ lại có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn điều lệ phản ánh sự cam kết và trách nhiệm vật chất cũng như các khoản nợ của thành viên góp vốn. 

Đồng thời, vốn điều lệ cũng là cơ sở để tính toán tỷ lệ phân chia lãi hoặc lỗ của các thành viên góp vốn sau quá trình sản xuất kinh doanh.

3.3. Mục đích sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.

Mục đích sử dụng của vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ rất khác nhau, cụ thể như sau:

  • Vốn chủ sở hữu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ thanh toán các chi phí hoạt động, trả nợ, mua sắm tài sản cố định, trả cổ tức cho cổ đông hoặc tích lũy lại để phát triển doanh nghiệp.
  • Trong khi đó, vốn điều lệ chỉ có thể được sử dụng để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp. Vốn điều lệ không thể được sử dụng để trả nợ hoặc chi tiêu cho các mục đích khác.

Mục đích sử dụng

4. Sự khác nhau về quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu

Tiếp theo, chúng ta sẽ phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu dựa trên sự khác nhau về quyền lợi và trách nhiệm đối với vốn.

4.1. Quyền lợi của chủ sở hữu vốn chủ sở hữu

Chủ sở hữu của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được thừa hưởng một số quyền lợi cơ bản bao gồm:

  • Quyền được chia và nhận lợi tức. Lợi tức ở đây có thể được chia dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu hoặc phần vốn góp mới.
  • Quyền tham gia vào hoạt động quản trị doanh nghiệp, như bầu cử hội đồng quản trị và lựa chọn giám đốc cho công ty, hoặc tham gia các cuộc họp đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề về chính sách của công ty.
  • Một số quyền lợi khác như: quyền được ưu tiên mua phần vốn góp mới phát hành của doanh nghiệp và quyền được chia tài sản khi giải thể, sau khi đã thanh toán các khoản nợ và các khoản thanh toán cần ưu tiên khác.

4.2. Quyền lợi của chủ sở hữu vốn điều lệ

Quyền lợi của chủ sở hữu vốn là những quyền hợp pháp mà họ có được khi tham gia góp vốn cho công ty và có sự tương đồng giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, có thể kể đến như:

  • Quyền được tham gia quản trị doanh nghiệp và chia cổ tức. Mức độ về quyền lợi được tính toán dựa theo tỷ lệ phần vốn góp của chủ sở hữu trong công ty.
  • Quyền được yêu cầu thông tin về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể giám sát và đánh giá hiệu quả vận hành của công ty.
  • Ngoài ra, cổ đông có quyền khởi kiện công ty nếu họ phạm luật hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu vốn điều lệ.

4.3. Trách nhiệm của chủ sở hữu

Trên thực tế, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp là như nhau đối với cả 2 loại vốn.

Chủ sở hữu phải có trách nhiệm

Chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty hoặc các thiệt hại xảy ra theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Học MBA là gì? Nên học MBA ở đâu để có chất lượng tốt nhất?

5. Ví dụ thực tế

Ví dụ minh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.

Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập của công ty A đã và cam kết góp vốn với tổng giá trị 7 tỷ đồng. Giả sử các khoản cam kết đều được góp vào đúng hạn, vốn điều lệ của công ty A là 7 tỷ đồng, cũng là vốn chủ sở hữu của công ty trong năm đầu tiên.

Sau 1 năm hoạt động, công ty A thu được lợi nhuận ròng là 1 tỷ đồng. Giả định rằng công ty không chia cổ tức tiền mặt và không đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Như vậy vào thời điểm đó, công ty A có vốn điều lệ 7 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 8 tỷ đồng.

Sau 2 năm hoạt động, công ty thua lỗ và chịu khoản nợ 6 tỷ đồng. Như vậy, sau khi thanh toán các khoản nợ, công ty còn lại 2 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp phải góp thêm vào 5 tỷ đồng để đảm bảo vốn điều lệ vẫn là 7 tỷ đồng, hoặc công ty cần phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, giảm xuống còn 2 tỷ đồng.

Như vậy, ví dụ trên đã khép lại nội dung để giải đáp về khái niệm vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì. SSBM Việt Nam mong rằng, những thông tin bổ ích trên sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức để áp dụng vào công việc và cuộc sống của mình.

>>>Xem thêm: Trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên đầu tư hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *