Mục Tiêu SMART Là Gì? Cách Xây Dựng Mục Tiêu Theo Mô Hình SMART

SMART – mô hình thiết lập mục tiêu quan trọng, giúp bạn định hướng lộ trình làm việc nhằm tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều người không biết mục tiêu Smart là gì? Cách xây dựng mục tiêu theo mô hình này ra sao?  Bài viết dưới đây SSBM Việt Nam sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn!

1. Mô hình mục tiêu SMART là gì?

Dù là trong học tập hay làm việc, việc đặt ra các mục tiêu là rất quan trọng cho mỗi người. Nó giúp tăng tính chủ động và đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Hiện nay, có nhiều nguyên tắc khác nhau để xây dựng mục tiêu, tuy nhiên nguyên tắc SMART là một trong những nguyên tắc nổi bật nhất. Vậy mục tiêu SMART là gì

Thuật ngữ SMART là gì? 
Thuật ngữ SMART là gì?

SMART là từ viết tắt của các từ đầu tiên các thành phần cần thiết để đặt một mục tiêu có hiệu quả và đạt được kết quả tốt. Cụ thể là: Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-Bound. 

1.1 S – Specific: Tính cụ thể

Mục tiêu phải được xác định rõ ràng và cụ thể, không mơ hồ hay mập mờ. Nó phải giải đáp cho các câu hỏi “What”  và “Why”. Đặc biệt mục tiêu càng lớn thì càng phải cụ thể. 

Ví dụ về mục tiêu SMART cụ thể là “Tăng lưu lượng truy cập blog lên 15% theo quý”. Cần tránh các mục tiêu mơ hồ như “Tăng lưu lượng truy cập blog”. Bao gồm một số khi đặt mục tiêu làm cho nó cụ thể hơn và tuân theo mô hình SMART hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mục tiêu càng rõ ràng thì càng có nhiều khả năng đạt được. Khi bạn biết mình muốn gì, bạn sẽ biết phải làm gì để đạt được điều đó.

1.2 M – Measurable: Khả năng đo lường được

Mục tiêu phải có khả năng có thể đo lường được, ví dụ đo lường về số lượng, thời gian, chất lượng, hoặc hiệu suất. Đồng thời nó phải giải đáp cho câu hỏi “How much”. Tính đo lường được là cách dễ nhất để hiểu những việc cần phải làm và làm thế nào để đạt mục tiêu nhanh nhất theo từng mốc cụ thể.

Ví dụ mình muốn đạt “điểm cao” trong kỳ thi IELTS sắp tới. Tuy nhiên “điểm cao” là bao nhiêu? Điểm số 6.5, 7.0 hay 8.0, đâu là con số bạn mong muốn nhận được. Đưa ra mục tiêu có khả năng đo lường như vậy sẽ giúp tăng thêm sức nặng và thúc đẩy tinh thần bạn nỗ lực hơn. 

Nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu là khả năng đo lường được
Nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu là khả năng đo lường được

1.3 A – Atainable: Khả năng thực hiện được

Việc đặt ra các mục tiêu có sức nặng sẽ góp phần thúc đẩy bạn và mọi người nỗ lực hướng tới chúng, tuy nhiên nếu quá nặng sẽ gây thành một áp lực rất lớn. Do đó, các mục tiêu cũng nên thực tế, có tính khả thi và có thể thực hiện được.

Ví dụ: Quy lại với mục tiêu “Tăng lưu lượng truy cập blog lên 15% theo quý”. Rõ ràng con số 15% có sự phù hợp với thực tế và khả năng thực hiện được cao hơn nhiều so với 25% hay 30%. 

1.4 R – Realistic: Tính thực tế

Chữ R này trong mô hình SMART có 2 hướng sử dụng 2 từ khác nhau. Một là REALISTIC có nghĩa là Thực tế và cái còn lại sử dụng từ RELEVANT nghĩa là Liên quan.

Tuy nhiên, chúng đều hướng tới 1 tầng nghĩa là mục tiêu phải có ý nghĩa và liên quan đến mục tiêu dài hạn của người đặt ra mục tiêu hoặc của tổ chức. Và nó phải giải đáp cho câu hỏi “Does it matter?”

Xem thêm: 

1.5 T – Time bound: Khung thời gian

Cuối cùng, mục tiêu phải có thời hạn để đạt được, giúp tạo ra sự phấn khích và cảm giác sự nỗ lực trong quá trình đạt được mục tiêu. Nó cần phải giải đáp cho câu hỏi When? – Khi nào?

2. Ý nghĩa của việc đặt mục tiêu theo phương pháp SMART

2.1 Xác định phương hướng

Mục tiêu SMART giúp bạn thiết lập phương hướng kinh doanh phù hợp, điều này sẽ dễ dàng định hướng cho bạn và nhân viên của bạn trong các quyết định hàng ngày.

2.2 Công cụ tạo động lực làm việc cho nhân viên

Mục tiêu Smart có thể được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy nhân viên của bạn. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng, bạn có thể thiết lập các chương trình khuyến khích nhân viên để kiếm tiền khi đạt được các mốc nhất định.

Việc đặt mục tiêu theo phương pháp SMART có nhiều ý nghĩa quan trọng 
Việc đặt mục tiêu theo phương pháp SMART có nhiều ý nghĩa quan trọng

2.3 Giúp tạo một kế hoạch

Mục tiêu SMART giúp bạn lập kế hoạch để đạt được mục tiêu của tổ chức. Chúng giúp bạn bắt đầu lập một kế hoạch trong đầu và thiết lập các mục tiêu ngắn hạn để giúp bạn đi đúng hướng.

2.4 Giảm căng thẳng

Khi năng suất của chúng ta giảm sút và chúng ta cảm thấy như mình chẳng làm được gì, điều đó gây ra rất nhiều căng thẳng và lo lắng.

Áp dụng mô hình SMART giúp nhân viên tự đặt ra mục tiêu cá nhân vừa có ích cho họ, vừa đóng góp vào đường lối chung của toàn công ty, từ đó giảm căng thẳng.

2.5 Mang lại kết quả nhanh hơn

Ngay từ khi xác định mục tiêu, SMART đã nhấn mạnh yếu tố đo lường. Kết quả nhân viên cần đạt được là gì? Họ nên hoàn thành ở ngưỡng nào? Kết quả nào mới được coi là chuẩn?,… Nhờ đó, bạn sẽ phải làm gì và hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn. Thật vậy, bạn sẽ ít lãng phí thời gian hơn cho những hành động không hiệu quả và có một con đường trực tiếp để đạt được mục tiêu.

3. Những ví dụ về mục tiêu SMART

Mục tiêu thông minh smart là gì và được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào? Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu SMART điển hình:

  • Xây dựng các mối quan hệ xã hội: Mục tiêu đặt ra: tham dự 3-5 cuộc họp, tương tác trực tiếp với nhiều đồng nghiệp và đối tác mỗi tháng. Bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ làm tăng cơ hội phát triển bản thân. 
  • Đi ngủ sớm và dậy sớm: Đặt mục tiêu đi ngủ lúc 12 giờ đêm và thức dậy lúc 5 giờ sáng. Hãy sử dụng thời gian một cách khôn ngoan, những thói quen tốt sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt. 
Ví dụ ứng dụng mục tiêu Smart
Những ví dụ về việc áp dụng mục tiêu Smart vào cuộc sống thường gặp
  • Học ngoại ngữ 30 phút/ngày, 6 ngày/tuần: Dành thời gian cụ thể cho việc học tập thực hành nghiêm túc sẽ giúp bạn biết được hiệu quả của bản thân và đánh giá được hiệu quả của nó. 
  • Thuyết trình trước công chúng: Tìm hiểu về các chủ đề và chuẩn bị PowerPoint cho các bài thuyết trình mà bạn sắp tham dự. Liên tục tập luyện với sự nghiêm túc, bạn sẽ có những bài thuyết trình thú vị. 
  • Lên kế hoạch cho công việc: Lập thời gian biểu làm việc mỗi ngày giúp bạn tránh được những rắc rối không lường trước được. Chi tiết về thời gian làm mỗi công việc (khi nào làm báo cáo, viết bài hay học thêm ngoại ngữ)
  •  Cai nghiện mạng xã hội: Đặt ra quy tắc mỗi ngày online facebook 1-2h và dành thời gian để thực hiện những công việc khác.

Một khi bạn đặt mục tiêu SMART và nghiêm túc thực hiện chúng, bạn sẽ gặt hái được thành quả cho những nỗ lực của mình và chất lượng cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tốt hơn.

4. Các bước đặt mục tiêu SMART

Khi bạn biết mục tiêu thông minh SMART là gì, bạn có thể tiến hành đặt mục tiêu cho mình qua các nước sau:

  • Định hướng mục tiêu: Xác định những gì bạn muốn. Khi thiết lập mục tiêu, hãy xem xét tính khả thi và thực tế và dành thời gian để thực hiện chúng. Thực hiện theo từng quy tắc của S, M, A, R, T và bám sát mục tiêu. 
  • Hãy viết chúng ra giấy: Một cách hiệu quả để tạo động lực cho bản thân là viết ra những gì bạn muốn đạt được. Cách viết mục tiêu theo mô hình Smart là viết chúng theo thứ tự ưu tiên, từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Dán nó bất cứ nơi nào bạn có thể nhìn thấy nó. 
Các bước đặt mục tiêu SMART
Quy trình các bước để thiết lập mục tiêu theo phương pháp Smart
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện: Chia mục tiêu của bạn thành các giai đoạn thực hiện và cách thức triển khai chúng. Bạn phải xây dựng kế hoạch mỗi ngày/tuần/tháng/quý. 

Cách xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART rất đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ. 

Đừng lãng phí nhiều thời gian vào những mục tiêu không mang lại kết quả như mong muốn.SSBM Việt Nam hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ mục tiêu Smart là gì? Hãy bắt đầu thiết lập chúng càng nhanh càng tốt, bạn sẽ tối ưu mọi kết quả đạt được và đạt được sự hài lòng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *