Lợi Nhuận Sau Thuế Là Gì? Công Thức Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng

Khái niệm lợi nhuận sau thuế đã quá quen thuộc với hầu hết các doanh nghiệp. Nó là một hạng mục quan trọng trong bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vậy cách tính lợi nhuận sau thuế ra sao? Bài viết dưới đây SSBM Việt Nam sẽ gửi tới bạn câu trả lời chi tiết. 

Khái niệm lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế hay còn được nhiều người gọi là lãi ròng hay lợi nhuận ròng. Nó được hình thành sau khi doanh nghiệp lấy doanh thu trừ hết mọi chi phí như chi phí hoạt động, chi phí tài chính, chi phí khác,.. và thuế TNDN phải nộp cho nhà nước.

Khi kết thúc một năm tài chính, các doanh nghiệp sẽ thực hiện quyết toán thuế và đóng thuế TNDN cho Nhà nước. Số tiền còn lại sau quá trình này chính là lợi nhuận ròng, và doanh nghiệp có thể sử dụng phần lợi nhuận này để chia cổ tức cho cổ đông, lập quỹ hoặc đầu tư cho các dự án trong tương lai gần.

Khái niệm về lợi nhuận sau thuế

Thường vào cuối năm, các cổ đông sẽ họp để thảo luận và quyết định phương hướng cho năm tiếp theo, bao gồm việc tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thường lập các quỹ dự phòng, trích khen thưởng, lập quỹ phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế.

Nếu doanh nghiệp không chia cổ tức hoặc không sử dụng số tiền lợi nhuận sau thuế để thực hiện hoạt động gì, mà giữ nguyên số tiền đó, thì đây được xem là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Số tiền này sẽ được cộng dồn sang kỳ tiếp theo.

Xem thêm: 

Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế 

Việc nắm rõ cách tính lợi nhuận sau thuế và xác định được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn. Đó là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (lời hay lỗ), từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định để cải thiện hoạt động kinh doanh. 

Đồng thời, các cổ đông và nhà đầu tư cũng phân tích lợi nhuận sau thuế để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Hơn thế nữa, việc so sánh lợi nhuận với con số trung bình trên thị trường cũng giúp doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì thế, lợi nhuận sau thuế là chỉ số quan trọng xác định sự thành công của doanh nghiệp và việc thu hút đầu tư.

Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Chúng ta có cách tính lợi nhuận sau thuế bằng các công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN.

Trong đó: 

  • Tổng thu nhập: Là tổng số tiền mà công ty của bạn kiếm được từ hoạt động kinh doanh trong năm tài chính. Tổng doanh thu = giá sản phẩm X Số lượng sản phẩm đã bán.
  • Tổng chi phí: Là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh như chi phí nhân công, giá nguyên liệu, tiền thuê kho bãi, chi phí vận hành. Tổng chi phí = Chi phí sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính + chi phí khác. 
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của công ty (từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật). Theo Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20% (không bao gồm các đối tượng được ưu đãi thuế) và 32%=> 50% đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển dầu khí và các tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam. 

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Ngoài ra để có thể xem xét tình hình doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không, chúng ta thường tình lợi nhuận ròng. Và đây là cách tính lợi nhuận ròng:

Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu – (30% chi phí + 10%VAT) – 20% thuế doanh nghiệp

Lưu ý: Khoản lợi nhuận ròng bị ảnh hưởng nhiều bởi chi phí hoạt động của công ty. Do đó, các chi phí này phải được tiết kiệm để tăng lợi nhuận ròng. 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế

Dựa trên công thức tính lợi nhuận sau thuế được đề cập ở trên, ta hoàn toàn thấy được có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế bao gồm: Chi phí vận hành doanh nghiệp, giá gốc của sản phẩm và khoản thuế TNDN. Chi tiết được đề cập dưới đây: 

Chi phí vận hành doanh nghiệp

Chi phí vận hành doanh nghiệp càng cao, lợi nhuận ròng càng thấp. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm cách hạn chế tổng chi tiêu chỉ bằng 30% doanh thu và không vượt quá mức đó.

Chi phí vận hành doanh nghiệp

Giá gốc sản phẩm

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán sản phẩm. Doanh nghiệp nên đưa ra mức giá hợp lý nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Giá gốc đầu vào của sản phẩm càng thấp thì lãi ròng càng cao. Các doanh nghiệp phải tìm nhiều nguồn hàng khác nhau và chọn nguồn hàng lý tưởng có giá cả phải chăng và chất lượng cao.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hệ số này hoàn toàn bị phụ thuộc vào quy định của nhà nước, do đó doanh nghiệp không thể tùy ý tăng giảm. Hiểu được điều này, các doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận của mình bằng một số cách, bao gồm:

  • Nâng cao năng lực sản xuất
  • Giảm giá thành nguyên, vật liệu
  • Nâng cao giá thành sản phẩm

Bài viết trên đây SSBM Việt Nam đã cung cấp toàn bộ thông tin về cách tính lợi nhuận sau thuế cũng như ý nghĩa, yếu tố ảnh hưởng tới nó. Hy vọng bạn đã nắm rõ được cách tính và ứng dụng thành công trong học tập, công việc.

>>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa, công thức và cách tính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *