Thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ đối với hoạt động Marketing mà còn ảnh hưởng đến tổng thể doanh nghiệp. Trong nội dung sau đây, SSBM Việt Nam sẽ giới thiệu về một quy trình 7 bước để xây dựng một chiến lược thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp.
1. Khái niệm Chiến lược thương hiệu
Thương hiệu là khái niệm được hình thành trong suy nghĩ của khách hàng, là mối liên tưởng mà khách hàng có với tên gọi hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
Vậy, chiến lược thương hiệu là gì? Chúng ta có thể hiểu rằng, làm thương hiệu (branding) hay chiến lược xây dựng thương hiệu chính là vạch ra định hướng và cách thức cụ thể để định vị thương hiệu doanh nghiệp trong góc nhìn từ người tiêu dùng, đồng thời gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu.
2. Tầm quan trọng của chiến lược thương hiệu
Sau khi biết được chiến lược thương hiệu là gì, chúng ta cần hiểu được vì sao nó lại có vai trò quan trọng với khả năng phát triển của một doanh nghiệp.
2.1. Nâng cao khả năng nhận diện
Khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp qua thương hiệu. Những yếu tố như tên gọi, logo, màu sắc chủ đạo… là một phần quan trọng tạo thành thương hiệu, nhưng điều cốt lõi nhất gây được ấn tượng với khách hàng chính là sản phẩm.
Vì vậy, xây dựng một chiến lược thương hiệu cụ thể giúp doanh nghiệp định vị được bản thân đang ở đâu trên thị trường và biết cách để tạo nên sự khác biệt để giúp cho ấn tượng về thương hiệu vượt lên so với các đối thủ.
2.2. Tăng cường kết nối với khách hàng
Một chiến lược thương hiệu hiệu quả giúp doanh nghiệp thân thiện và gần gũi hơn với khách hàng. Đó là cơ sở để tạo dựng lòng tin người tiêu dùng, đồng thời gắn kết và truyền tải những giá trị mà doanh nghiệp muốn đưa đến khách hàng của mình.
2.3. Tạo nên sự khác biệt trên thị trường
Bất ky doanh nghiệp nào cũng muốn hình ảnh của mình trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh để trở nên nổi bật trên thị trường. Chiến lược thương hiệu sẽ tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, trừ trường hợp sao chép lại ý tưởng của đối thủ.
Khi ấn tượng gây được với khách hàng đủ mạnh, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trở nên được yêu thích và lựa chọn bởi khách hàng nhiều hơn.
2.4. Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm nhanh chóng
Một kế hoạch Branding được xem là thành công nếu có thể xây dựng được lòng tin từ người tiêu dùng hiện tại và mở rộng thêm nhiều khách hàng trung thành mới.
Điều này đòi hỏi chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp phải truyền tải được một thông điệp có giá trị với khách hàng, và đó chính là tiền đề khiến họ cảm thấy xứng đáng khi lựa chọn sản phẩm từ doanh nghiệp và ra quyết định nhanh chóng hơn.
Xem thêm:
- Chương trình MBA và những điều bạn cần biết về học MBA
- Học MBA là gì? Các điều kiện học MBA
- Nên học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở đâu?
3. Các thành phần cơ bản của một chiến lược thương hiệu
Một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh cần đảm bảo tạo được sự kết nối giữa các yếu tố thành phần dưới đây:
3.1. Nhân cách thương hiệu
Nhân cách thương hiệu là cơ sở bền vững để hình thành nên mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng sau quá trình trải nghiệm, bao gồm những đặc trưng của một doanh nghiệp và định hướng chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp.
3.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ tên gọi, logo đến màu sắc tượng trưng, font chữ chủ đạo… Tất cả những yếu tố đó là nền tảng cho một chiến lược thương hiệu điển hình, nên cần phải tương thích với hình ảnh và nhân cách của thương hiệu.
3.3. Tên thương hiệu và slogan
Tên thương hiệu và slogan sẽ gắn liền với nhau trong suốt vòng đời của một thương hiệu. Do đó, để tạo nên một bộ đôi tên và slogan có ý nghĩa và thể hiện được sứ mệnh hay giá trị của thương hiệu, doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư và tìm đến những đội ngũ có kinh nghiệm và am hiểu về chiến lược xây dựng thương hiệu.
3.4. La bàn thương hiệu
La bàn, theo nghĩa đen hay bóng, đều là một công cụ giúp định hướng và dẫn dắt con người. La bàn trong chiến lược thương hiệu là một bản định hướng, một nguồn cảm hứng cho doanh nghiệp từ giai đoạn hình thành đến khi xác lập và theo đuổi mục tiêu dài hạn cho thương hiệu.
4. 7 Bước Để Sở Hữu Một Chiến Lược Thương Hiệu Hoàn Hảo
Xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn hảo với thực trạng của một doanh nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nhà quản trị có thể dựa theo cơ sở quy trình 7 bước dưới đây để đặt ra một chiến lược phát triển thương hiệu tương thích với doanh nghiệp của mình.
4.1. Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Điều cơ bản nhất khi tạo nên một sản phẩm hay thương hiệu chính là xác định chính xác phân khúc khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết rằng, chiến lược thương hiệu của họ nên nhắm đến ai, từ đó mới có thể tập trung nguồn lực để phục vụ cho tệp khách hàng quan trọng đó.
4.2. Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường
Để xác định được vị thế cạnh tranh của một thương hiệu, những nhà quản trị cần phải phân tích nhiều yếu tố khác nhau nhưng cần được đặt trong một mối tương quan giữa lợi thế cạnh tranh nội tại và động thái của đối thủ trên thị trường.
4.3. Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường
Xác định được những xu hướng, nghiên cứu thị trường nắm bắt những cơ hội giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn và phù hợp chiến lược thương hiệu. Mặt khác, bắt kịp những thay đổi hay biến động trong thị hiếu tiêu dùng cũng giúp cho doanh nghiệp không bị “out meta” so với thị trường hay các đối thủ cạnh tranh.
4.4. Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
Chỉ khi xác định được giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng thông qua branding hay chiến lược thương hiệu, thì doanh nghiệp mới có đủ cơ sở để tồn tại và phát triển bền vững trong một thị trường có vô số sức ép từ các bên khác nhau.
4.5. Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu
Sự khác nhau trong định vị tạo nên đặc trưng cho từng chiến lược phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp tạo nên dấu ấn riêng trên thị trường.
Trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu có thể coi là bước quan trọng nhất giúp khách hàng ghi nhớ về thương hiệu và nhanh chóng liên tưởng đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
4.6. Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu
Đây là bước không thể bỏ qua trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả. Xây dựng nhận diện thương hiệu là sự cá biệt hóa hay cá nhân hóa thương hiệu của doanh nghiệp, làm cho nó đủ khác biệt để gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu.
4.7. Bước 7: Quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường sau khi hoàn thành chiến lược xây dựng thương hiệu. Nếu thiếu đi chiến lược quản trị thương hiệu, mọi kết quả gặt hái được từ những bước trên trong chiến lược thương hiệu sẽ dần trở nên mờ nhạt, thậm chí là biến mất.
Trên đây là quy trình 7 bước giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh và đem đến giá trị cho việc chinh phục mục tiêu kinh doanh. Theo SSBM Việt Nam, đây là yếu tố quan trọng và luôn cần được quan tâm đúng mức khi đặt mục tiêu phát triển bền vững với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường.