Văn hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Yếu Tố Nào Tạo Nên Nó?

Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại. Trong bài viết lần này, SSBM Việt Nam sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn văn hóa doanh nghiệp là gì và vì sao khái niệm này lại dần được nhiều doanh nghiệp chú trọng.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những yếu tố từ cách nhận thức, phép ứng xử, phương thức giao tiếp và các phẩm chất đặc trưng được tất cả nhân viên trong một doanh nghiệp thừa nhận và thực hiện theo. Tuy là yếu tố vô hình nhưng văn hóa doanh nghiệp vẫn luôn tồn tại và ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Như vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình tạo ra và duy trì những giá trị, tinh thần và hành vi chung trong môi trường làm việc.

Giải thích thuật ngữ văn hoá doanh nghiệp là gì
Giải thích thuật ngữ văn hoá doanh nghiệp là gì

2. Những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì, chúng ta sẽ cùng “mổ xẻ” sâu hơn vào thuật ngữ này để tìm hiểu những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp là gì.

  • Giá trị cốt lõi: là những nguyên tắc, chuẩn mực và thái độ được chia sẻ và tôn trọng bởi tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi thể hiện bản sắc, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời là tiêu chí để đánh giá và hướng dẫn hành vi của nhân viên.
  • Tinh thần doanh nghiệp: là sự nhiệt huyết, sáng tạo và cống hiến của nhân viên trong công việc. Tinh thần doanh nghiệp giúp tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời là động lực để nhân viên phát triển bản thân và gắn bó với doanh nghiệp.
Những yếu tố tạo nên văn hoá cho doanh nghiệp
Những yếu tố tạo nên văn hoá cho doanh nghiệp
  • Phong cách giao tiếp: là cách thức truyền đạt, nhận thông tin và tương tác giữa các cá nhân và nhóm trong doanh nghiệp. Phong cách giao tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mối quan hệ và không khí làm việc, do đó cần phải rõ ràng, trung thực, lịch sự và tôn trọng.
  • Phong cách làm việc: là cách thức tổ chức, quản lý và thực hiện công việc trong doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như mục tiêu, kế hoạch, quy trình, phân công, kiểm soát và đánh giá. Phong cách làm việc cần phải phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích sự chủ động, hợp tác và chất lượng của nhân viên.
  • >>> Xem thêm: Học MBA là gì? Nên chọn học ở đâu để có chất lượng tốt nhất?

3. Tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Vì sao việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực ngày càng được các công ty lớn chú trọng, hay nói cách khác thì những lợi ích khi xây dựng một hệ thống văn hóa doanh nghiệp là gì?

3.1. Dễ dàng hòa nhập 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng, gắn bó. Điều này đặc biệt giúp cho nhân viên trong công ty, nhất là nhân viên mới, dễ dàng hòa nhập vào hệ thống làm việc của tổ chức.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn giúp tạo ra sự đồng thuận và gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức. Một công ty thiếu đi sự gắn bó giữa các nhân viên sẽ không thể đạt được các mục tiêu tổng thể.

3.2. Nâng cao năng suất và chất lượng 

Văn hóa doanh nghiệp tích cực và lành mạnh sẽ nâng cao hạnh phúc cho nhân viên, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến và trách nhiệm trong công việc. Đồng thời, nó giúp cho nhân viên được cân bằng trạng thái và nhu cầu cá nhân với mục tiêu của tổ chức.

Khi tìm được tiếng nói chung giữa nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời vẫn giữ được tinh thần vui vẻ và không khí thoải mái khi làm việc.

Văn hoá doanh nghiệp giúp nâng cao chất lượng công việc
Văn hoá doanh nghiệp giúp nâng cao chất lượng công việc

3.3. Làm nhân viên sẵn sàng cống hiến lâu dài

Nhiều nghiên cứu và khảo sát thực tế đã chỉ ra rằng, tại các doanh nghiệp lớn có hệ thống văn hóa doanh nghiệp được xây dựng bài bản, chuyên nghiệp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc được giảm thiểu đáng kể, trong khi tỷ lệ nhân viên gắn bó lâu dài với công ty ngày càng tăng lên.

Điều này hoàn toàn hợp lý khi ngày nay, bên cạnh yếu tố tiền bạc, lương thưởng, người ta còn lựa chọn gắn bó với một công ty nhờ vào vai trò văn hóa doanh nghiệp, bao gồm nhiều yếu tố khác như giờ giấc và môi trường làm việc, sự tôn trọng đối với người quản lý, khả năng học hỏi và phát triển…

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những lợi ích khi theo học MBA

3.4. Ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng

Văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến cách mà nhân viên làm việc, giao tiếp và tương tác với khách hàng, do đó tác động tới trải nghiệm của khách hàng, đối tác và nhà cung cấp, góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng một cách có chiến lược, phù hợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm của ngành hàng, song song với đó cần được duy trì và phát triển liên tục để thích ứng với những thay đổi của thị trường và khách hàng.

4. Những cách tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của công ty

Nếu như bạn đang quan tâm đến và muốn tham gia vào một công ty nhưng lại không hiểu rõ công ty đó có văn hóa doanh nghiệp là gì, hãy theo dõi nội dung tiếp theo để tham khảo một số cách tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định.

Những cách để tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp
Những cách để tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp

4.1. Tỷ lệ thay đổi nhân viên

Tỷ lệ thay đổi nhân viên là tỷ lệ phần trăm nhân viên rời khỏi công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào cấp bậc và mức độ quan trọng của một vị trí đối với công ty, tuy nhiên vẫn thể hiện được khả năng thu hút nhân lực của công ty đó.

Khi tìm hiểu về tỷ lệ thay đổi nhân viên ở một công ty bất kỳ, hãy thực hiện những phép so sánh với các công ty cùng ngành khác, hoặc các vị trí tương tự tại các công ty khác. Kết quả so sánh sẽ giúp bạn đánh giá được công ty mình quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào và ảnh hưởng đến nhân viên ra sao.

4.2. Tham khảo ý kiến từ nội bộ 

Trong trường hợp khác, nếu bạn có bạn bè hoặc người quen đang làm việc tại công ty đó, đừng ngần ngại liên lạc với họ để được chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp của công ty.

Thông qua mức độ sẵn sàng, nội dung và thái độ khi chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được văn hóa doanh nghiệp của công ty đó đang ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nhân viên của mình.

>>> Xem thêm: Học thạc sĩ quản trị kinh doanh và những điều bạn cần phải biết

4.3. Những ý tưởng mới được đón nhận như thế nào?

Một công ty sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới cho thấy cách tư duy và làm việc tại công ty đó có phần cởi mở và thoáng hơn. Văn hóa doanh nghiệp tích cực như thế này sẽ giúp nhân viên duy trì được tinh thần lạc quan và tích cực trong khi làm việc.

Tuy nhiên, một số công ty có phong cách thiên về bảo thủ không đồng nghĩa với việc văn hóa doanh nghiệp của họ là tiêu cực. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn đâu là điều phù hợp hơn với bản thân để đưa ra quyết định phù hợp.

Như vậy, SSBM Việt Nam vừa hoàn thành giải đáp đến bạn đọc văn hóa doanh nghiệp là gì cũng như vai trò văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong hoạt động của công ty. Khi đưa ra lựa chọn về việc có tham gia vào hoặc gắn bó với một công ty hay không, nhiều người luôn quan tâm đến yếu tố văn hóa doanh nghiệp tích cực trong công ty đó.

>>>Xem thêm: Hoạch định nguồn nhân lực là gì? Quy trình ra sao? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *