Tỷ suất giá trị thặng dư là gì? Công thức tính nhanh chuẩn xác

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, nhiều người vẫn thường xem xét lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp đó tạo ra. Trong nội dung hôm nay, SSBM Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chỉ số khác được dùng để đánh giá trực tiếp lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho chủ đầu tư: Tỷ suất giá trị thặng dư.

1. Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?

Trong phần đầu tiên của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan định nghĩa tỷ suất giá trị thặng dư là gì và khác với lợi nhuận thuần như thế nào.

1.1. Khái niệm của tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư, hay giá trị kinh tế tăng thêm, là định nghĩa được lấy từ cụm từ tiếng Anh Economic Value Added (viết tắt: EVA). Đây là một chỉ số quan trọng dùng để đo lường giá trị tạo ra cho cổ đông của một doanh nghiệp.

Khái niệm của tỷ suất thặng dư

EVA cho biết doanh nghiệp có đang tạo ra giá trị thặng dư cho cổ đông hay không. EVA dương có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn so với chi phí vốn. Ngược lại, nếu EVA âm, có nghĩa là doanh nghiệp không thể bù đắp được chi phí sử dụng vốn và gây ra mất mát đối với lợi ích của cổ đông.

1.2. Sự khác nhau giữa EVA và lợi nhuận thuần

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận không đồng nghĩa với việc chủ sở hữu công ty cũng được hưởng lợi tương đương. Trong khi lợi nhuận thuần (NI) là chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh lợi ích mà cổ đông nhận được.

Hai khái niệm EVA và NI có một số đặc điểm khác biệt như sau:

  • EVA phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp, trong khi NI phản ánh giá trị kế toán của doanh nghiệp.
  • Khi doanh thu cao hơn chi phí, lợi nhuận ròng sẽ mang giá trị dương. Tuy nhiên, nếu chi phí vốn cao hơn NI, EVA có thể mang giá trị âm. 
  • Đánh giá EVA sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí vốn, trong khi đánh giá NI là công cụ để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí.

2. Công thức tính toán tỷ suất giá trị thặng dư EVA

Dựa vào các đặc điểm tài chính của doanh nghiệp, công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư được chia thành 2 loại: đầy đủ và đơn giản.

2.1. Công thức tính toán EVA đầy đủ

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư EVA đầy đủ là:

EVA = NOPAT – WACC x IC

  • NOPAT (Net Operating Profit After Tax): Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay.
  • WACC (Weighted Average Cost of Capital): Chi phí vốn trung bình trọng số, được tính bằng cách lấy trung bình có trọng số chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay (lãi vay).
  • IC (Invested Capital): Giá trị vốn đầu tư. 

Công thức này áp dụng cho các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính thường xuyên biến động và cấu trúc vốn có yếu tố nợ vay.

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư

2.2. Công thức tính toán EVA đơn giản

Bên cạnh đó, EVA cũng có thể được tính toán qua công thức đơn giản tương đương sau:

EVA = NI – Chi phí vốn chủ sở hữu

  • NI (Net Income): Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
  • Chi phí vốn chủ sở hữu: Được tính thông qua Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) hoặc mô hình phát triển cổ tức (DDM).

Các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính ổn định và cấu trúc vốn không chịu ảnh hưởng bởi lãi vay có thể áp dụng công thức này để tính toán giá trị EVA của công ty.

>>> Xem thêm: Lạm phát chi phí đẩy là gì? Nguyên nhân và biện pháp

3. Đánh giá công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư EVA

Ý nghĩa của giá trị tỷ suất giá trị thặng dư là gì và khi sử dụng EVA như một công cụ đánh giá doanh nghiệp thì nhà đầu tư cần phải lưu ý điều gì?

3.1. Ý nghĩa và tác động của EVA đối với doanh nghiệp

Phân tích EVA giúp doanh nghiệp có cơ sở để phân bổ hiệu quả các nguồn lực, cải thiện năng suất lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo động lực cho nhân viên gắn bó với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

EVA cho biết liệu doanh nghiệp có đang tạo ra giá trị cho cổ đông, hay lợi nhuận mang lại có cao hơn chi phí cơ hội, hay doanh nghiệp có khả năng đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phần hay không.

tác động của tỷ suất giá trị thặng dư đối với doanh nghiệp

Ngoài ra, EVA cũng có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý trong chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2. Ưu nhược điểm của việc sử dụng EVA

  • Ưu điểm khi sử dụng EVA:

Phương pháp tỷ suất giá trị thặng dư có thể áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô và ngành nghề khác nhau mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kế toán như phương pháp khấu hao, thuế hay cách thức lập báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, EVA là cơ sở giúp doanh nghiệp xác định được các dự án đầu tư có mang lại giá trị gia tăng hay không, từ đó có thể ra quyết định hợp lý về việc tiếp tục hay ngừng lại các dự án đó.

  • Hạn chế của EVA: 

Tuy nhiên, giá trị kinh tế tăng thêm EVA chỉ tính toán dựa trên thông tin tài chính của một năm và thường bỏ qua các yếu tố khác như triển vọng tăng trưởng hay rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài ra, do sử dụng chi phí vốn làm mức chiết khấu cho các dòng tiền trong tương lai, giá trị EVA cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như lạm phát, biến động tỷ giá hay thay đổi chính sách thuế.

4. Ví dụ về tính toán tỷ suất giá trị thặng dư EVA

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần A thể hiện những số liệu sau:

  • EBIT = 100 triệu đồng
  • Thuế suất = 20%
  • Vốn chủ sở hữu E = 200 triệu đồng
  • Vốn vay D = 100 triệu đồng
  • Chi phí vốn chủ sở hữu Re = 15%
  • Chi phí lãi vay Rd = 10%

Như vậy, ta có thể tính toán được tỷ suất giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra lần lượt theo từng bước sau đây:

  • B1: NOPAT = 100 x (1 – 0.2) = 80 triệu đồng
  • B2: IC = 200 + 100 = 300 triệu đồng
  • B3: WACC = 200/300 x 15% + 100/300 x 10% x (1 – 0.2) = 0.1133
  • B4: EVA = 80 – 0.1133 x 300 ≈ 46 triệu đồng

Tóm lại, doanh nghiệp này đã tạo ra EVA dương cho các cổ đông.

SSBM Việt Nam hy vọng ví dụ trên đây có thể giúp cho bạn đọc hình dung được cách để tính toán giá trị EVA của một công ty hoặc một dự án. Bên cạnh đó, chúng tôi mong rằng qua toàn bộ nội dung bài viết lần này, bạn đọc đã hiểu thêm về một chỉ số khác có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư vào một doanh nghiệp, đó là tỷ suất giá trị thặng dư hay giá trị kinh tế gia tăng.

Xem thêm: 

  • Học thạc sĩ mba trực tuyến chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *