Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Quan Trọng Thế Nào Với Doanh Nghiệp?

Ngày nay, nhiều người có xu hướng tham gia làm việc trong lĩnh vực logistic và quản trị chuỗi cung ứng dưới sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành này. Trong nội dung tiếp theo, SSBM Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn đọc về tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh doanh.

1. Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (tiếng Anh: Supply Chain) là một chuỗi các hệ thống liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, từ giai đoạn đầu vào đến khi đầu ra thành phẩm được đưa đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực có liên quan khác.

quản trị chuỗi cung ứng

Các hoạt động quản trị

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên 6 drivers cơ bản: Cơ sở vật chất – Hàng tồn kho – Vận tải (Logistics) và Quản trị thông tin – Quản trị nguồn – Quản trị giá. Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là việc cần bằng cung cầu bên trong doanh nghiệp và kiểm soát mối quan hệ đó với các đối tác và khách hàng.

2. Tầm quan trọng của Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng tác động mạnh mẽ đến khả năng vận hành của doanh nghiệp, điều đã được thực tế chứng minh trong giai đoạn hiện nay khi chuỗi cung ứng của nhiều MNCs và toàn cầu nói chung bị đứt gãy.

2.1. Tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp

Supply Chain Management hỗ trợ giảm thiểu chi phí vận hành chuỗi cung ứng và logistics lên đến 30%, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia.

2.2. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường

Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp tăng mức độ chính xác về dự đoán cung cầu, từ đó tối ưu hóa sản xuất từ 25 – 80%, giảm thiểu 25 – 60% chi phí cho hàng tồn kho và cải thiện ít nhất từ 30% hiệu suất cho vòng cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp.

2.3. Tạo nên tiền đề phát triển

Chuỗi cung ứng giúp kết nối thế mạnh riêng của từng doanh nghiệp từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất – nhà phân phối. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm lợi thế trong kinh doanh, tối ưu hóa chi phí để đạt mức lợi nhuận cao hơn. 

2.4. Một số lợi ích khác

Bên cạnh đó, nhờ vào quản trị chuỗi cung ứng, hàng hóa sẽ được kiểm soát tốt đồng thời ở giai đoạn đầu vào và đầu ra. Từ đó, lượng hàng hóa cung ứng tới khách hàng đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế (Global MBA) tại SSBM Việt Nam

3. Các yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực có phạm vi rộng và tương tác với nhiều vấn đề khác nhau trong kinh doanh. Do đó, hoạt động Supply Chain Management hay quản lý chuỗi cung ứng cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau đây:

3.1. Sự thay đổi của nền kinh tế

Sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng cũng như xu thế phát triển nền kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp cần quản trị chuỗi cung ứng để tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt hơn, đồng thời hoạt động vận chuyển cũng cần nhanh hơn.

3.2. Luồng dữ liệu liền mạch

Đối với nguồn lực có hạn, việc tận dụng tốt nguồn thông tin và dữ liệu cập nhật kịp thời là điều cần thiết để tối ưu hóa khả năng vận hành của supply chain trong doanh nghiệp.

yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng

Nguồn thông tin và dữ liệu liền mạch

3.3. Kiểm soát chi phí

Các công ty đa quốc gia, thậm chí cả công ty nội địa, đều đang cố gắng giải quyết vấn đề chi phí vận chuyển hàng hóa để giảm thiểu giá thành cho sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, duy trì chất lượng sản phẩm song song với tiết kiệm thời gian sẽ đòi hỏi tiêu tốn một lượng lớn chi phí và nguồn lực. Đây là bài toán chung cho cả ngành quản trị chuỗi cung ứng.

3.4. Cấu hình mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối rất đa dạng và luôn thay đổi dựa theo thị trường, nhu cầu của khách hàng cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hoặc thay đổi về nhà cung cấp.

Cơ cấu tổ chức một mạng lưới phân phối, vận chuyển phù hợp giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng là một vấn đề đòi hỏi tư duy đổi mới cũng như cách tiếp cận hiện đại để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

3.5. Các chiến lược phân phối

Nhà quản trị chuỗi cung ứng cần hoạch định quy mô và số lượng nhà kho, đồng thời cần áp dụng chiến lược phân phối cổ điển là vận chuyển trực tiếp hay chiến lược dịch chuyển chéo để đem về hiệu quả tối đa nhất cho doanh nghiệp. 

3.6. Kiểm soát tồn kho

Hàng tồn kho càng lớn thì doanh nghiệp càng tổn thất nhiều chi phí, do đó chúng cần được tối thiểu hóa.

Kiểm soát tồn kho trong quản trị chuỗi cung ứng

Kiểm soát tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng

Mặt khác thì, thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm luôn thay đổi và có thể sẽ tăng đột biến, vì vậy mà doanh nghiệp cũng cần đảm bảo đủ lượng hàng tồn kho để đáp ứng những diễn biến bất ngờ của thị trường.

Tóm lại, điểm mấu chốt trong quản trị hàng tồn kho chính là dự báo càng chính xác về nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại hiệu quả càng cao khi quản lý chuỗi cung ứng.

3.7. Các hợp đồng cung ứng

Hợp đồng là sự chứng minh về mối quan hệ được ràng buộc giữa nhà cung cấp và người mua trong quản trị chuỗi cung ứng. Hợp đồng cần đảm bảo quy định rõ các điều kiện về sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, bảo hành và đổi trả… và giúp cả 2 bên đạt được lợi ích win – win cho riêng mình.

3.8. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp bị thúc ép phải vừa tích hợp chuỗi cung ứng của họ vừa phải tham gia vào cộng tác chiến lược.

Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định mức độ ảnh hưởng của việc cộng tác tới doanh nghiệp, cũng như cân nhắc mức độ chia sẻ thông tin và hợp tác khi thiết lập một mối quan hệ về quản trị chuỗi cung ứng.

3.9 Chiến lược sử dụng nguồn lực từ bên ngoài và thu mua

Quyết định điều gì được tự thực hiện trong nội bộ (in – house) và điều gì nên thuê ngoài (outsource) cũng là vai trò quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng. 

Doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi và duy trì giá trị đó trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời những khâu hoặc bộ phận không phục vụ cho giá trị cốt lõi nên được thuê ngoài để đạt được hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, cần phải có những đội ngũ quản trị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt.

3.10 Thiết kế sản phẩm

Doanh nghiệp cần xác định đâu là thời điểm thích hợp để tái thiết kế sản phẩm nhằm giảm chi phí logistic hoặc giảm thời gian giao hàng trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quyết định những thay đổi nào nên được thực hiện trong quản trị chuỗi cung ứng nhằm tận dụng ưu thế của việc thiết kế sản phẩm mới.

3.11. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định

Hiện nay, cùng với sự xuất hiện của công nghệ mới, quản trị chuỗi cung ứng trở nên đơn giản hơn với big data và phân tích big data. Tuy vậy, không phải dữ liệu nào cũng đem lại hiệu quả sử dụng cao.

Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm không phải là dữ liệu được thu thập mà là dữ liệu nào nên được chuyển đổi, và dữ liệu nào là quan trọng đối với quản trị chuỗi cung ứng và dữ liệu nào có thể được bỏ qua.

3.12. Nhân sự phù hợp

Quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực chuyên biệt, đòi hỏi nhân lực có trình độ và chuyên môn cao. Đảm bảo một nguồn nhân lực phù hợp sẽ quyết định trực tiếp tới hiệu quả của những chiến lược quản trị được thực hiện.

vấn đề về nhân sự

Lựa chọn nhân sự phù hợp

Trên đây là nội dung liên quan đến chủ đề về logistic và quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Qua đó, SSBM Việt Nam mong muốn bạn đọc nhìn nhận rõ nét hơn về thực trạng cũng như những vấn đề liên quan đến ngành này, từ đó giúp cho công việc đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *