Quản lý tài chính cá nhân hiện nay đang là xu hướng được nhiều người trẻ ưa thích và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. SSBM Việt Nam sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn về xu hướng này cũng như mục tiêu tự do tài chính của thế hệ trẻ ngày nay.
1. Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề về tiền bạc thường ngày như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm… Hoặc bạn cũng có thể hiểu quản lý tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất.
2. 5 nguyên tắc giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Để quản lý hiệu quả tài chính cá nhân, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng rất nhiều nguyên tắc phù hợp với khả năng tạo thu nhập và phong cách sống của bản thân. Dưới đây là 5 nguyên tắc mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Nhận thức rõ tình hình tài chính của mình
Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản lý tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập cố định mà bạn có. Liệt kê càng chi tiết giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi sao cho phù hợp với thu nhập.
Hãy luôn rà soát các khoản chi tiêu thường xuyên và định kỳ như ăn uống, điện nước, xăng xe, mua sắm cá nhân… Sau đó phân loại thành 2 loại chính: có thể cắt giảm (ít quan trọng) và không thể cắt giảm (quan trọng).
Chẳng hạn, những khoản quan trọng trong chi tiêu của gia đình thường là ăn uống, điện nước, xăng xe… Dĩ nhiên bạn không thể cắt giảm khoản này quá nhiều được. Thay vào đó, bạn có thể hạn chế những khoản ít quan trọng hơn như mua sắm quần áo, xem phim, cà phê…

2.2. Lập mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng
Hãy suy ngẫm và liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính dài hạn của bạn, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Đặt mục tiêu dài hạn như trả các khoản nợ, mua nhà hoặc tự do tài chính và nghỉ hưu sớm. Những mục tiêu này tách biệt với các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như tiết kiệm để mua sắm điện thoại mới hay có một chuyến du lịch.
- Đặt các mục tiêu ngắn hạn có thể thực hiện được, chẳng hạn như phẩn bổ và chi tiêu theo ngân sách, giảm các khoản chi tiêu không cần thiết hoặc hạn chế sử dụng thẻ tín dụng.
Ưu tiên các mục tiêu để giúp bạn lập một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hơn, từ đó quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
2.3. Cố gắng giải quyết tốt những khoản nợ nếu có
Không ít người trẻ, đặc biệt là sinh viên hoặc nhân viên văn phòng, có thói quen tiêu hết tiền từ giữa tháng, sau đó vay mượn để “duy trì cuộc sống” ở nửa tháng tiếp theo. Rất khó để thoát khỏi “vòng lặp nợ” này nếu bạn không có quyết tâm mạnh mẽ.
Bạn nên cố gắng trả hết nợ ở hiện tại và tránh mượn thêm nợ ở tháng sau nếu không cần thiết. Đồng thời, bạn nên thắt chặt chi tiêu, tránh mua sắm linh tinh. Nếu vậy, “sạch nợ” sẽ không còn là điều quá xa vời.

2.4. Hãy học cách tiết kiệm tiền
Tiết kiệm tối thiểu 10 – 15% thu nhập hàng tháng là nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả cho người mới bắt đầu.
Khi đã quen dần cũng như thu nhập ngày càng tăng lên, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên từ 20%, 30% đến 50% thu nhập hàng tháng. Lưu ý, bạn chỉ nên nâng mức tiết kiệm dần dần, không nên đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu vì rất dễ khiến bản thân bỏ cuộc.
2.5. Hãy xây dựng nhiều nguồn để gia tăng thu nhập
Sự thành công của các doanh nhân không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà còn ở sự đa dạng kênh thu nhập của họ. Đây cũng là “bước nâng cao” để bạn hướng đến sự tự do tài chính.
Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc, bạn có thể làm thêm nhiều công việc tay trái như viết content dạo, trực fanpage hoặc kinh doanh nhỏ. Nhưng hãy nhớ là bạn cần cân nhắc và quản lý cuộc sống thật tốt để các công việc đều hiệu quả cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Hướng dẫn bạn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Những cách quản lý tài chính cá nhân dưới đây đã được nhiều người áp dụng và đạt được những kết quả tích cực trong hành trình hướng đến tự do tài chính của mình.
3.1. Phương pháp 50-30-20
- 50% phẩn bổ cho Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: Gồm các chi phí cơ bản phải trả định kỳ như tiền thuê nhà, điện nước, tiền xăng, ăn uống… Bạn có thể xác định ngân sách dựa trên hóa đơn, lịch sử chi tiêu các tháng trước.
- 30% phẩn bổ cho Chi phí linh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác… Bạn có thể cân nhắc và hạn chế chi phí ở khoản này (tăng khoản dự phòng) nếu có thể, tránh chi tiêu theo cảm tính.
- 20% phẩn bổ cho Khoản tích lũy: Thiết lập khoản tiền này giúp bạn phòng tránh các rủi ro tài chính trong tương lai. Để tìm ra con số hợp lý, bạn có thể thử nghiệm bằng cách dành ra khoảng 10 – 15% thu nhập trong 2 – 3 tháng, sau đó có thể điều chỉnh theo tình hình tài chính của bạn.
3.2. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ
Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập)
Tương tự phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50-30-20, khoản tiền này cũng gồm các khoản phải trả định kỳ cơ bản như tiền nhà, điện nước, xăng xe…
Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, kinh doanh, kết hôn… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên trích tiền ngay vào khoản này thông qua mở sổ gửi tiết kiệm, tránh trường hợp tiêu thâm vào lọ này.
Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập)
Nâng cao giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop… để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. Nếu như bạn đã đi làm, thì các khóa học giúp phát triển kỹ năng nghề nghiệp đáng được chú trọng. Điển hình như các khóa học MBA online, học ngôn ngữ mới,…
Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập)
Hãy dùng khoản tiền này để mua sắm, du lịch, giải trí… để tự thưởng cho bản thân sau quá trình làm việc và tiết kiệm. Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn sống và làm việc hiệu quả hơn nhiều lần, từ đó tăng thêm khả năng tạo ra thu nhập.
Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập)
Khoản tiền này có thể dùng để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động, giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.
Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập)
Quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Hoặc đây cũng có thể là nguồn dự phòng để hỗ trợ cho chính bạn khi quản lý tài chính cá nhân. Trong văn hóa kinh doanh Trung Hoa, đây cũng là một triết lý kinh doanh rất hay được họ áp dụng

Trên đây là toàn bộ nội dung và phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà SSBM Việt Nam muốn giới thiệu đến bạn đọc. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào cuộc sống của bản thân để sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính – tiền đề cho việc nghỉ hưu sớm hơn.