Free cash flow hay Dòng tiền tự do là một chỉ số tài chính vô cùng quan trọng khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Hãy cùng SSBM Việt Nam tìm hiểu thuật ngữ Free Cash Flow là gì trong nội dung sau đây nhé.
1. Free cash flow là gì?
Free Cash Flow trong thuật ngữ tiếng Việt gọi là Dòng tiền tự do. Đây là số tiền còn lại thực tế của một doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả chi phí hoạt động cần thiết (dòng tiền hoạt động OCF), bao gồm chi phí mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, giá thành, hàng tồn kho…
Đúng như tên gọi của mình, Dòng tiền tự do là khoản tiền thực tế mà một doanh nghiệp có thể “tự do” toàn quyền sử dụng cho chiến lược hoạt động của mình. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tính toán chính xác dòng tiền tự do để ra quyết định chiến lược, ví dụ như mở rộng quy mô hay thu hẹp sản xuất.
Mặt khác, chỉ số FCF cũng giúp nhà đầu tư nhận định về tính minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, xem xét liệu có sự gian lận kế toán nào xảy ra hay không. Dòng tiền tự do cũng ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức hoặc thu mua lại cổ phần từ cổ đông.

2. Cách xác định Free cash flow là gì?
Nếu đã nắm được khái niệm Free cash flow là gì, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây để tính toán chỉ số FCF.
2.1. Cách tính trực tiếp
Phương pháp tính FCF trực tiếp cần được dựa trên thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp cũng như các khoản mục chi phí cần thiết.
Công thức tính trực tiếp FCF là gì?
FCF = Lợi nhuận ròng NI + Khấu hao – Thay đổi vốn lưu động () – Chi phí vốn
Ý nghĩa của các đại lượng trong công thức trên:
- Lợi nhuận ròng NI: Khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản mục chi phí và thuế TNDN.
- Khấu hao: Các khoản khấu hao tài sản hoặc được giảm trừ theo Quy định.
- Thay đổi vốn lưu động: Giá trị thay đổi tăng thêm hoặc giảm đi của vốn lưu động khi so với cùng kỳ.
- Chi phí vốn: Phần chi phí được tính toán từ việc nắm giữ và sử dụng vốn trong dài hạn của doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn phương pháp tính FCF trực tiếp. Thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho các dữ liệu bao gồm:
- NI = 50.000 USD
- Khấu hao không đáng kể (~0)
- Vốn lưu động = 20.000 USD
- Chi phí vốn WACC = 3.000 USD
Vậy suy ra, Free cash flow của doanh nghiệp đó là:
FCF=50.000+0-20.000-3.000=27.000 USD
2.2. Cách tính gián tiếp
Có 2 hướng để thực hiện phương pháp tính FCF gián tiếp như sau:
- FCF = NI+Chi phí khác tiền+Lãi(1-Thuế suất thuế TNDN)-WACC-Vốn lưu động
- FCF=EBIT(1-Thuế suất thuế TNDN)+Khấu hao-WACC-Vốn lưu động
Xem thêm: Học MBA Online và những điều bạn nên lưu ý
3. Ý nghĩa của FCF đối với doanh nghiệp
Chỉ số Free cash flow là cơ sở quan trọng cho việc định giá cổ phiếu, phản ánh khả năng quản lý nguồn tiền mặt của công ty:
- Free cash flow của doanh nghiệp tốt, tương xứng với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra có nghĩa là doanh nghiệp đang vận hành thuận lợi và tình hình sản xuất kinh doanh đang có xu hướng tích cực.
- Ngược lại, nếu Free cash flow không ổn định hoặc không khớp với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra sẽ cho thấy doanh nghiệp đang tồn đọng nhiều thiếu sót trong việc quản lý dòng tiền cũng như hoạt động vận hành của chính mình.

Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp thường coi trọng chỉ số dòng tiền tự do hơn các chỉ số tài chính nào khác. Đôi khi, những chuẩn mực trong kế toán hoặc chiêu trò gian lận có thể vẽ ra bức tranh lợi nhuận tốt đẹp, nhưng sẽ không thể can thiệp được chỉ số dòng tiền tự do.
Tuy nhiên, nếu xét theo một góc nhìn khác, nhà đầu tư nên nhận định chính xác về các yếu tố đứng sau chỉ số FCF. Một doanh nghiệp có dòng tiền tự do âm có thể không phải do hoạt động kém hiệu quả, mà là doanh nghiệp đó vừa chi một phần tiền rất lớn để thu mua một tài sản cố định hoặc đầu tư mở rộng quy mô.
Xem thêm: Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế (Global MBA) tại SSBM Việt Nam
4. Những lưu ý cần biết về Free cash flow
Vậy khi sử dụng chỉ số dòng tiền tự do, những điều mà nhà đầu tư cần lưu ý về Free cash flow là gì?
4.1. Loại bỏ một số khoản thu nhập
Những khoản thu nhập bất thường như khoản tiền thu được từ việc thanh lý tài sản và máy móc thiết bị sẽ không được tính vào khi tính toán chỉ số Free cash flow. Nguyên nhân có thể thấy là, những khoản tiền này chỉ không phải là hoạt động cố định thường xuyên của doanh nghiệp mà chỉ phát sinh vào một số thời điểm nhất định.
4.2. Ý nghĩa tăng giảm của FCF
Nếu giá trị của Free cash flow tăng có thể là dấu hiệu cho thấy thu nhập của doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng. Điều này có thể đến từ việc năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, chi phí kinh doanh được tối thiểu hoá hoặc do doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần hoặc chia cổ tức hợp lý.
Ngược lại, khi Free cash flow giảm lại là một dấu hiệu cho thấy nguồn thu nhập của doanh nghiệp đang bị chững lại hoặc giảm xuống, có thể bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân phía sau để có những đánh giá chính xác nhất về hiện tượng này.

4.3. Những chỉ tiêu liên quan
Theo như những công thức tính toán Free cash flow, một số chỉ tiêu liên quan đến đại lượng này có thể kể đến như: Lợi nhuận ròng, Chi phí khấu hao, Chi phí vốn, Thay đổi trong vốn lưu động.
Ngoài ra, FCF chỉ thực hiện đo lượng mức độ thu chi tại một thời điểm nhất định trong doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp thực hiện một khoản chi đầu tư quá lớn có thể dẫn đến giá trị FCF không được như mong muốn. Tuy nhiên, hiệu quả vận hành dài hạn về sau sẽ giúp xác định hiệu quả của khoản đầu tư đó.
4.4. Cần phối hợp FCF với nhiều nguồn thông tin khác
Một điểm đáng lưu ý khác về bất cập của Dòng tiền tự do chính là yếu tố chi phí vốn không cố định mà sẽ thay đổi, thường là theo định kỳ từng năm.
Do đó, để việc phân tích và đánh giá được chính xác và hiệu quả, nhà đầu tư cần xem xét và kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để bổ sung cho FCF, như là bảng cân đối kế toán hay báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…
Xem thêm: Full Time Equivalent và những lưu ý trong quá trình ứng dụng
5. Những yếu tố xác định hiệu quả của Free cash flow là gì?
Nhìn chung, dòng tiền tự do Free cash flow vẫn là một cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư tìm kiếm và xác định kênh đầu tư tiềm năng cho mình.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần có chiến lược bám sát những thay đổi trong Free cash flow của để không bỏ qua bất kỳ biến động nào, từ đó nhận định ra biến động đó là tốt hay xấu để hoạch định ra kế hoạch hoạt động phù hợp để tối ưu hóa dòng tiền tự do.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về khái niệm Free cash flow là gì cũng như những yếu tố khác để có thể sử dụng chỉ số tài chính dòng tiền tự do một cách hiệu quả. SSBM Việt Nam mong rằng có thể mang đến những kiến thức hữu ích để những nhà đầu tư xây dựng nên một kế hoạch đầu tư hiệu quả, phù hợp với cá tính của mình.