Tổng Hợp Các Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị Cần Phải Có

Các kỹ năng của nhà quản trị là các yếu tố cần phải có để trở thành một nhà quản trị tài giỏi trong doanh nghiệp. Vậy là một người đang theo đuổi vị trí này bạn đã biết đến các kỹ năng này chưa? Hãy cùng SSBM tìm hiểu về chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về kỹ năng quản trị là gì?

Có thể hiểu đơn giản, kỹ năng quản trị là những khả năng, kinh nghiệm cần phải có để nhà quản trị vận dụng vào quá trình thực hiện công việc. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần phải sử dụng những kiến thức, năng lực của mình để đưa ra quyết định trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định. Có thể tham khảo, bàn bạc qua các cá nhân, đội nhóm khác nhau để công việc được thực hiện hiệu quả.

Tìm hiểu về kỹ năng của nhà quản trị là gì
Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?

Để sở hữu cho mình các kỹ năng của nhà quản trị thường thì sẽ thông qua hai hình thức là tự học hoặc làm việc thực tế. Ngoài ra, các cấp bậc quản trị khác nhau thì tầm quan trọng của các kỹ năng cần có cũng khác nhau. Ví dụ, ở cấp quản trị càng cao kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất đó là kỹ năng tư duy, ngược lại các kỹ năng chuyên môn sẽ quan trọng cho các cấp quản trị thấp hơn. Còn về kỹ năng nhân sự luôn luôn cần thiết ở bất kì cấp độ nào.

Vì vậy, trong quá trình làm việc, bạn sẽ dần đúc kết và phát triển được những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc, cũng như nâng cấp bậc quản trị của mình.

Ý nghĩa của các kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp

Ý nghĩa các kỹ năng của nhà quản trị là đem lại một giá trị không nhỏ đối với quá trình trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi. Việc sở hữu cho bản thân những kỹ năng tốt sẽ giúp nhà quản trị khẳng định được vai trò trong công việc, hoạt động hiệu quả hơn khi biết mình cần làm gì và truyền đạt như thế nào….

Ý nghĩa của các kỹ năng quản trị
Tại sao nhà quản trị phải có những kỹ năng cần thiết?

Nếu các nhà quản trị có đủ các kỹ năng cần thiết sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể như thông qua nhà quản trị các thành viên được gắn kết với nhau hơn, thông tin được truyền đạt mạch lạc, rõ ràng, các nguồn lực được phân bổ phù hợp và tối ưu nhất….

Các kỹ năng của nhà quản trị cần có

Ở phần này, SSBM sẽ liệt kê ra các kỹ năng mà nhà quản trị cần phải trang bị. Nhờ các kỹ năng này bạn có thể tự tin để bước trên con đường trở thành một nhà quản trị thành công trong tương lai. Nhưng đừng quên, bạn phải thật sự đầu tư nghiêm túc có thể là tự học hoặc làm việc trong thực tế để nâng cao năng lực của bản thân.

1. Kỹ năng lập kế hoạch, tư duy chiến lược

Có thể nói sự khác biệt lớn giữa nhân viên và nhà quản trị chính là kỹ năng lập kế hoạch, tư tư chiến lược. Cụ thể nhân viên sẽ hoàn thành những công việc dựa trên bản kế hoạch mà nhà quản trị đưa ra. Một quản trị cấp cao đòi hỏi phải có kỹ năng tư duy chiến lược cao và có một tầm nhìn sâu rộng, dài hạn hơn. 

Nhà quản trị có nhiệm vụ nhìn thấy được một bức tranh bao quát toàn cảnh và tập trung vào việc lập kế hoạch cụ thể cho những công việc ngày hôm nay và tương lai. Việc này sẽ giúp nhà quản trị có thể phác họa được bước đầu công việc phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn được thiết lập dựa trên các mục tiêu của doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực hiện tại sao cho tối ưu nhất. 

kỹ năng lập tư duy chiến lược
Kỹ năng quan trọng đối với nhà quản trị

Hiện nay, các vấn đề mà các nhà quản trị hay mắc phải. Là trong quá trình xây dựng chiến lược, bước đầu nếu bạn xác định mục tiêu sai sẽ dẫn đến lập kế hoạch cho nguồn lực sẽ bị sai cũng như độ khả thi để thực hiện chiến lược dường như là con số không. 

Để xây dựng được một chiến lược chính xác, nhà quản trị cần nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì? Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của mình là gì? Sau khi xác định rõ từ những nguồn lực hiện có nhà quản trị sẽ lập ra những kế hoạch hành động cụ thể. Bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng để ứng biển với những tình huống có thể xảy ra khác nhau do sự thay đổi liên tục từ yếu tố khách quan – chủ quan.

2. Kỹ năng nhận thức, phân tích thị trường

Kỹ năng này cũng rất cần thiết cho quá trình thực hiện công việc quản trị của bạn tại doanh nghiệp. Việc hiểu biết về thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động và những yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp thành công trên thương trường là điều vô cùng quan trọng. Thường các nhà quản trị ít quan tâm và nghiên cứu đến thị trường, chính vì thế mà họ thường không xác định chính xác được quy mô, lợi thế cạnh tranh, xu thế thị trường hiện tại.

Kỹ năng phân tích thị trường
Nhận thức và phân tích thị trường là một việc nên làm

Vì vậy, bạn nên bổ sung cho mình kỹ năng phân tích thị trường thông qua các yếu tố sau: 

  • Nhận biết sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu về lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Có kiến thức về các yếu tố chính trị, xã hội ảnh hướng, liên quan đến doanh nghiệp.
  • Biết được các ưu điểm và nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

3. Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự

Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự là một trong các kỹ năng của nhà quản trị cực kỳ quan trọng. Nó bắt buộc phải có ở hầu hết các cấp bậc của nhà quản trị.

Đầu tiên, quản lý nhân sự là công việc mang tính chất điều hành và tổ chức hoạch định một công việc hoặc chiến lược:

  • Điều hành và tổ chức là phân bổ nguồn lực công việc một cách hợp lý và hiệu quả. Đạt đến các mục tiêu kinh doanh từ việc tăng hiệu suất của nhân viên cấp dưới hiệu quả.
  • Hoạch định là việc thiết lập các mục tiêu từ nhỏ đến lớn, từ mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn. Nhà quản trị cần có tầm nhìn sáng suốt để xác định đúng hướng đi của doanh nghiệp nhằm hoạch định được các mục tiêu chính xác. 
Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự
Quản lý và đào tạo nhân sự thường xuyên

Bên cạnh đó, quản lý nhân sự còn phải biết xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Để lãnh đạo họ nhà quản trị cần phải có một sự tôn trọng nhất định đến các cá nhân. Tạo được lòng tin và gắn kết giữa các cá nhân với nhau. Tận dụng các đặc điểm và tính cách riêng biệt để làm cho môi trường làm việc hòa đồng, phát triển hơn.

Thứ hai, không chỉ đưa ra quyết định mà các nhà quản trị còn có vai trò hỗ trợ và đào tạo nhân viên của mình để nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp. Tạo điều kiện phát triển kiến thức tối đa tại doanh nghiệp. Nhà quản trị nên bạn nên chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết mà bản thân đã biết cho đội nhóm của mình. Nhờ đó, những cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, có cơ hội phát triển năng lực và đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Vì vậy, các nhà quản trị nên tổ chức các hoạt động xã hội hoặc đào tạo nhiều hơn để hiểu rõ về mỗi cá nhân, cũng như phát triển được những năng lực tiềm năng.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Là nhà quản trị buộc bạn phải là một người quản lý thời gian tốt. Không còn là một nhân viên cấp dưới chỉ thường quan tâm đến làm sao để hoàn thành công việc trong 8 tiếng một ngày. Trên cương vị lãnh đạo, người đưa ra những kế hoạch chỉ định xuống cấp dưới thì thời gian phải dành cho tập thể chứ không riêng gì một cá nhân.

Nhà quản trị cần sắp xếp thời gian hợp lý cho bản thân và nhân viên của mình. Công việc nào quan trọng, cần thực hiện kịp thời hạn phải được ưu tiên để hoàn thành trước, tránh tình trạng công việc lộn xộn, quá tải. Nếu không quản lý thời gian tốt thì bạn sẽ tiêu tốn thời gian nhiều cho bản thân, đồng thời gây ảnh hướng đến nhiều người khác.

5. Kỹ năng giao tiếp và tạo động lực

Ngày nay, các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, trình bày hay kỹ năng quản trị cảm xúc là được coi là kỹ năng truyền thông rất quan trọng đối với nhà quản trị. Là đại diện cho một nhóm trong tổ chức bạn phải có kỹ năng giao tiếp thật sự tốt. Vì bạn cần phải làm việc với nhiều người từ nhân viên đến trưởng phòng đến khách hàng, đối tác,… theo nhiều cách giao tiếp khác nhau như thông qua email, điện thoại và các cuộc họp trực tiếp với các bộ phận. 

Kỹ năng giao tiếp
Một nhà quản trị giỏi cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Các vấn đề nhà quản trị thường gặp trong kỹ năng giao tiếp như:

  • Không truyền đạt rõ được ý tưởng hay thông tin cho nhân viên hiểu (lý do thông thường là khả năng truyền đạt thông tin không tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm thuyết trình, bộc lộ suy nghĩ).
  • Không thường xuyên tương tác và nói chuyện với nhân viên của mình, từ đó dẫn đến việc giao tiếp khó khăn trong trao đổi hoặc đề xuất một việc nào đó.

Để có thể cải thiện khả năng giao tiếp, các nhà quản trị nên xây dựng mối quan hệ nhất định với nhân viên cấp dưới nhằm tăng tần suất tương tác, nói chuyện với nhau hơn. Cho nên, bạn cần luôn luôn trong trạng thái hoạt động, khi có vấn đề cần giải đáp hoặc xin ý kiến bạn sẽ có mặt.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn, hãy cho họ biết rằng họ là một phần rất quan trọng trong doanh nghiệp. Cần phải tạo động lực, châm ngòi ngọn lửa nhiệt huyết tìm ẩn bên trong, khả năng cống hiến của mỗi cá nhân. Có thể tạo động lực bằng nhiều cách khác nhau như: tạo cơ hội thăng tiến, thưởng cuối tháng cho nhân viên giỏi nhất, đào tạo các kiến thức mới, giao nhiệm vụ đúng với từng điểm mạnh của cá nhân,…. 

Những lưu ý về các kỹ năng của nhà quản trị nên biết

Khi mới bắt đầu vai trò quản trị bạn không nên quá chú trọng vào việc nâng cao các kỹ năng trên mà quên trau dồi những chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Chính vì thế bạn nên cân bằng giữa chuyên môn và kỹ năng, để làm sao chúng bổ trợ cho nhau, giúp bạn có được thành công trong vai trò quản trị.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm vai trò quản trị của mình thuộc ngành nào, và những kỹ năng nào thật sự giúp ích cho ngành đó. Bởi tùy vào tính chất công việc mà ngoài những kỹ năng trên thì còn có những kỹ năng khác cần thiết khác nữa.

Trên đây là tất cả thông tin về các kỹ năng của nhà quản trị cần phải có SSBM đã liệt kê để gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết được những kỹ năng cần thiết cho một nhà quản trị. Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua trang website nhé!

Tìm hiểu ngay: Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế (Global MBA) tại SSBM Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *