Top Những Mô Hình Thương Mại Điện Tử  Phổ Biến Ở Việt Nam 2023

Các mô hình thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển, nó đang từ từ thay đổi hành vi và thói quen kinh doanh, mua sắm của con người. Cùng SSBM Việt Nam xem thêm các mô hình phổ biến để tìm hiểu về cách hoạt động và lợi ích của chúng đối với doanh nghiệp. 

1. Khái niệm mô hình thương mại điện tử là gì?

Mô hình thương mại điện tử là thuật ngữ thể hiện một cách mà các doanh nghiệp tiếp cận để bán hàng trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử. Nó bao gồm các quy trình kinh doanh trực tuyến để quảng bá, bán, giao sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Các mô hình thương mại điện tử phổ biến bao gồm: mô hình B2B (Business-to-Business), mô hình B2C (Business-to-Consumer), mô hình C2C (Consumer-to-Consumer), mô hình C2B (Consumer-to-Business),…..

Khái niệm mô hình thương mại điện tử là gì?
Thuật ngữ thể hiện cách tiếp cận, bán hàng trực tuyến

2. Mô hình thương mại điện tử đem lại những lợi ích gì?

  • Tiết kiệm chi phí hoạt động: Mô hình thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoạt động bao gồm chi phí cho thuê mặt bằng, nhân viên và chi phí quảng cáo truyền thống. 
  • Tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn: Mô hình này giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, không bị giới hạn bởi địa lý hay thời gian. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội bán hàng và mở rộng thị trường.
Những lợi ích của mô hình thương mại điện tử
Những lợi ích của mô hình thương mại điện tử
  • Nâng cao doanh số bán hàng: Bằng cách tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi và thuận tiện cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về sản phẩm, các đánh giá trải nghiệm của khách hàng khác và các chương trình ưu đãi đặc biệt. Từ đó, tăng được độ tin cậy và sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy làm tăng doanh số bán hàng. 
  • Nâng cao hiệu quả marketing: Mô hình này giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của chiến lược marketing của họ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, hoặc SEO để thu hút khách hàng và đưa ra thông tin sản phẩm cho khách hàng mục tiêu.

3. Một số sàn thương mại điện tử lớn hiện nay.

Thị trường thương mại điện tử là miếng bánh màu mỡ và được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chia sẻ với nhau. Có thể kể đến một số sàn thương mại điện tử phổ biến như: 

  • Tiki: Được thành lập từ năm 2010, Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất ở Việt Nam, chuyên bán các sản phẩm từ sách, thời trang, đồ gia dụng cho đến công nghệ.
  • Shopee: Là sàn thương mại điện tử đa năng, cho phép bán hàng từ đủ các lĩnh vực, từ thực phẩm tươi sống đến thời trang, đồ gia dụng và công nghệ.
Các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
Các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
  • Lazada: Là sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2012. Lazada cung cấp đa dạng các sản phẩm từ thực phẩm, thời trang, đồ gia dụng, đến công nghệ.
  • Sendo: Là một sàn thương mại điện tử Việt Nam, được thành lập từ năm 2012. Sendo cung cấp các sản phẩm từ thực phẩm, thời trang, đồ gia dụng, đến công nghệ và dịch vụ.

Trên đây là một số ví dụ về các sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều sàn thương mại điện tử khác đang hoạt động và phát triển tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Purchase Order là gì? Cách để quản lý PO hiệu quả. 

4. 7 mô hình thương mại điện tử cơ bản

4.1 Mô hình TMĐT B2B

Mô hình B2B về cơ bản có thể hiểu là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong thị trường thương mại điện tử hiện tại, B2B chiếm 80% doanh số thương mại điện tử toàn cầu, nhiều hơn bất kỳ mô hình thương mại điện tử nào khác.

Mô hình thương mại điện tử B2B là một trong những mô hình phổ biến nhất đối với các công ty Việt Nam nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Các chuyên gia dự đoán rằng mô hình B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C – thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng.

4.2 Mô hình TMĐT B2C

Đây là mô hình thương mại điện tử phổ biến thứ hai, B2C được hiểu là thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng qua việc thu thập thông tin, mua hàng hóa hữu hình hoặc vô hình và sử dụng chúng để trở thành người tiêu dùng cuối cùng.

Mô hình thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer) 
Mô hình thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer)

4.3 Mô hình TMĐT C2C

C2C là mối liên hệ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Cho đến nay, đó là mô hình kinh doanh phát triển nhanh nhất. Mô hình này có dạng một nền tảng thương mại điện tử được cung cấp dưới hình thức đấu giá, rao vặt trực tuyến,…

4.4 Mô hình TMĐT B2G

B2G là một loại hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ. Nó bao gồm việc sử dụng Internet để mua bán công, cấp phép và các hoạt động liên quan đến chính phủ.

Mô hình Business To Government
Mô hình Business To Government

Trong hình thức này, nhà nước đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử và giúp làm cho các hệ thống mua bán hàng hiệu quả hơn. Mô hình B2G này đã tồn tại và đang được xây dựng nhưng chưa thực sự phát triển vào thời điểm này do hệ thống mua sắm của chính phủ chưa hoàn thiện.

4.5 Mô hình TMĐT C2B

Thương mại điện tử C2B là một mô hình kinh doanh nơi người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ về hình thức này bao gồm thu thập ý tưởng hữu ích từ người tiêu dùng, người dùng cung cấp sản phẩm và tài liệu cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trả tiền cho người dùng.

 C2B được coi là một loại hình kinh doanh ngược bắt nguồn từ:

 – Internet kết nối nhiều nhóm người và đang lan truyền nhanh chóng

 – Công nghệ phát triển đáp ứng nhiều nhu cầu của cuộc sống.

4.6 Mô hình TMĐT C2G

Bạn đã bao giờ trả phí cho một chỗ đậu xe bằng một ứng dụng dành cho thiết bị di động chưa? Nếu rồi thì bạn đã có trải nghiệm về C2G rồi đấy! Mô hình này bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua các sản phẩm của chính phủ được đấu giá trực tuyến. Khi bạn gửi tiền cho một cơ quan chính phủ qua Internet, bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G.

4.7 Mô hình TMĐT G2G

G2G là một hình thức giao dịch trực tuyến phi thương mại giữa các cơ quan chính phủ khác nhau. Mô hình này thường được sử dụng ở các quốc gia đa chính phủ, ví dụ điển hình là Anh.

5. Những mô hình thương mại điện tử đang phát triển hiện nay

Hãy cùng tìm hiểu về các mô hình thương mại điện tử đang phát triển ngày nay.

5.1 E-commerce Enabler (nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử)

E-commerce Enabler là nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện bảo đảm các giải pháp bán hàng từ đầu đến cuối cho người bán thương mại điện tử. Tóm lại, đơn vị E-commerce Enabler hỗ trợ đầy đủ các thương hiệu/người bán trong việc quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến, tận dụng các chiến lược kỹ thuật số, tối ưu hóa nền tảng cũng như xử lý và thực hiện đơn đặt hàng.

Xem thêm: 

5.2 Private labeling (nhãn hàng riêng)

Nhiều doanh nhân thương mại điện tử mới có ý tưởng sản phẩm tuyệt vời, nhưng không có nguồn lực hoặc khả năng sản xuất sản phẩm của riêng họ. Vì vậy, họ đặt hàng từ các nhà sản xuất, rồi dán nhãn và tiếp thị chúng dưới nhãn hiệu của chính họ.

5.3 Subscription

Mô hình đăng ký này dựa trên ý tưởng cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho khách hàng một cách thường xuyên theo định kỳ. Subscription là một hình thức giữ chân khách hàng hơn là tìm kiếm khách hàng mới.

Về cơ bản, các công ty sử dụng mô hình Subscription tập trung vào việc kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm của khách hàng hơn là thực hiện thanh toán một lần.

5.4 Affiliate

Affiliate – Mô hình tiếp thị liên kết dựa trên hoa hồng. Áp dụng khi một cá nhân, người có ảnh hưởng, người nổi tiếng hoặc khách hàng khác giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty cho khách hàng mới bằng cách gửi liên kết mua hàng.

Có thể hiểu là khi ai đó truy cập trang web của bạn thông qua một liên kết được đặt trên trang của bạn. Bạn nhận được hoa hồng từ công ty mỗi khi một đơn đặt hàng thành công hoặc một hành động cụ thể được hoàn thành.

5.5 Dropshipping

Dropshipping là một phương thức thực hiện đơn hàng trong đó sản phẩm của một công ty được bên thứ ba lưu trữ, đóng gói và vận chuyển (tức là bán sản phẩm của người khác thông qua cửa hàng của mình).

Dropshipping là phương thức thực hiện đơn hàng dựa vào bên thứ 3
Dropshipping là phương thức thực hiện đơn hàng được bên thứ ba lưu trữ, đóng gói và vận chuyển

Với một công ty dropshipping, người bán không phải lo lắng về việc quản lý hàng tồn kho. Họ có thể tập trung vào trải nghiệm của khách hàng tại các điểm tiếp xúc và xây dựng mạng lưới khách hàng của mình.

Một trong những lưu ý quan trọng với phương pháp này là công ty không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với chuỗi cung ứng. Người tiêu dùng sẽ đánh giá thương hiệu của bạn rất kém nếu nhận được sản phẩm bị hư hỏng hoặc chất lượng thấp hơn mong đợi.

Hy vọng qua bài viết này SSBM Việt Nam đã cung cấp cho bạn một số hiểu biết về các mô hình thương mại điện tử điển hình. Mong rằng bạn có thể lựa chọn được mô hình phù hợp để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *