FED Là Gì? Đôi Nét Về Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ

FED – Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – là một tổ chức tài chính có ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế chung trên toàn thế giới. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng SSBM Việt Nam tìm hiểu FED là gì và những tác động của tổ chức này đối với thị trường tài chính trên toàn cầu.

1. FED là gì?

FED (viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Federal Reserve System), hay còn gọi là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, là Ngân hàng Trung ương Mỹ được thành lập từ ngày 23/12/1913. FED được thành lập bởi tổng thống Woodrow Wilson dựa trên đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” (tạm dịch: Đạo luật Dự trữ Liên bang) nhằm duy trì sự ổn định và an toàn cho nền tài chính của nước Mỹ.

FED hoạt động độc lập, không chịu sự chi phối của Chính phủ Hoa Kỳ. Đây cũng là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền đồng USD. Chính vì thế, mọi động thái của FED khi thay đổi lãi suất, lượng cung tiền… đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền tệ trên thế giới cũng như tình hình tài chính của nhà đầu tư ở khắp nơi.

fed-la-gi-1
FED chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới

2. Cơ cấu hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

Các bộ phận thuộc FED có tư cách pháp lý và vai trò khác nhau. Cơ cấu hệ thống cơ bản của FED gồm:

  • Hội đồng thống đốc.
  • Các Ngân hàng của FED.
  • Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh).

Mỗi ngân hàng FED khu vực và ngân hàng thành viên của Cục Dự trữ Liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. 

Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu một thành viên được chỉ định để hoàn thành công việc chưa hoàn tất của thành viên khác có thể kéo dài thời gian nhiệm kỳ, ví dụ như Alan Greenspan, cựu chủ tịch Hội đồng, đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006.

Bên cạnh đó, FED còn thành lập Ủy ban thị trường gồm 5 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Ủy ban luôn có một thành viên là đại diện từ Ngân hàng FED tại Quận 2, New York. Trong khi đó, các thành viên từ những ngân hàng khác được luân phiên theo chu kỳ 2 năm hoặc 3 năm.

3. Tác động của việc FED tăng lãi suất đối với nền kinh tế

Sau khi giải đáp về thông tin cơ bản FED là gì, nội dung sau đây sẽ giải thích vì sao việc FED tăng lãi suất lại gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế chung.

3.1. Trên toàn thế giới

Mặc dù hiện tại FED nhận định rằng kinh tế Mỹ vẫn ở tình trạng ổn định, thì việc FED tăng lãi suất trong năm 2022 sẽ tác động tiêu cực với đà phục hồi của kinh tế (do tiêu dùng và đầu tư giảm) và có thể sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào trạng thái suy thoái. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ biến động với xu hướng hội tụ (tức là lãi suất dài hạn bằng lãi suất ngắn và trung hạn) cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ rơi vào suy thoái trong thời gian tới.

Tuy nhiên, FED cho rằng mức tăng 75 điểm là mức tăng có dấu hiệu bất thường và mang tính thời điểm. Dường như, tổ chức này đang lo ngại về nguy cơ đình lạm của nền kinh tế.

Mặt khác, lãi suất tăng cũng khiến cho chi phí vốn và chi phí trả nợ của các hộ gia đình, doanh nghiệp tăng cao, kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy mức tăng sẽ ổn định hơn khi lạm phát được kiểm soát dần và về mức 3,5% như trước đại dịch COVID-19.

Tác động của FED đối với thế giới

Lãi suất tăng khiến tỷ giá USD so với các đồng tiền khác đều tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, các quốc gia nhập siêu lại không mấy đón nhận điều này, khi khó khăn và áp lực lạm phát cho hoạt động nhập khẩu tăng lên nhanh chóng.

Cuối cùng, lãi suất tăng khiến cho thị trường tài chính biến động mạnh, bao gồm tình trạng dịch chuyển vốn đầu tư gián tiếp. Họ có xu hướng chuyển một phần danh mục đầu tư của mình quay về những nơi an toàn hơn, ví dụ như Mỹ hoặc các khu vực nơi mà lãi suất tăng với rủi ro có thể chấp nhận được.

3.2. Đối với Việt Nam

Hoạt động thương mại của nước ta chắc chắn sẽ bị kìm hãm và giảm tốc tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đều phục hồi chậm lại. Việc FED tăng lãi suất trong tương lai định hình rõ nét hơn xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm đối phó với lạm phát. 

Việc FED tăng lãi suất  khiến cho mặt bằng lãi suất trong nước sẽ tăng lên. Do vậy, chi phí vay vốn mới cũng như nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tiếp tục tăng, dẫn đến lãi suất huy động chịu nhiều áp lực tăng giá.Theo đó, chi phí vay nợ của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng tăng lên. Điều này đã khiến doanh nghiệp, cùng như người dân lo ngại, cân nhắc hơn khi đưa ra quyết định đầu tư, tiêu dùng, nhất là bằng tiền vốn vay. 

Đối với thị trường tiền tệ, việc FED tăng mạnh lãi suất khiến cho đồng USD lên giá hơn so với đa số các đồng tiền khác, trong đó có VND. Vì vậy, FED đã tạo sức ép lớn hơn lên cặp tiền tệ USD/VND.

Ngoài ra, lãi suất tăng sẽ gây nhiều tác động đối với dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư quốc tế. Nhóm nhà đầu tư e ngại rủi ro có thể sẽ rút vốn từ các thị trường mới nổi để quay về đầu tư tại thị trường Mỹ hoặc một số thị trường khác để hưởng lãi suất cao hơn trước.

Tuy nhiên, nhìn chung thì những dự báo xu thế này đều chưa có biểu hiện rõ ràng và không gây ảnh hưởng quá lớn đối với thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn đầu năm 2022, các nhà đầu tư ngoại đã chuyển bán ròng sang trạng thái mua ròng với giá trị gần 1 nghìn tỷ đồng.

  • Xem thêm: Học MBA là gì? – Những điều cần biết về chương trình đào tạo MBA

4. Các công cụ tiền tệ của FED

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chủ yếu sử dụng những công cụ tài chính – tiền tệ sau để gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới:

4.1. Mua và bán trái phiếu chính phủ

 Khi Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ mua trái phiếu chính phủ, lượng tiền sẽ được đưa vào lưu thông trên thị trường. Khi cung tiền trong thị trường tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống, đồng thời chi tiêu và vay ngân hàng sẽ gia tăng. 

Khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, các tác động sẽ diễn ra theo chiều ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền trên thị trường sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến việc vay vốn từ ngân hàng sẽ khó khăn và áp lực trả nợ cũng lớn hơn rất nhiều.

4.2. Quy định Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc

Mục đích của Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc nhằm để giới hạn phần tiền cho vay của các ngân hàng thành viên, từ đó làm tăng lãi suất và hạn chế việc vay vốn. Nếu không có quy định này, các Ngân hàng thường cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt trong phần tiền mà nó quản lý.

4.3. Thay đổi lãi suất chiết khấu đối với khoản vay 

Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ lãi suất mà FED ấn định đối với các khoản vay dành cho các ngân hàng thành viên vay tiền từ FED để trang trải cho các hoạt động ngắn hạn. Công cụ này sẽ một phần tác động đến lượng tiền mà các ngân hàng thành viên được phép vay từ FED.

Như vậy, SSBM Việt Nam vừa tổng hợp lại những thông tin cơ bản để giải thích cho bạn đọc FED là tổ chức gì và vì sao mà nó lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế như vậy. Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin về chính sách tiền tệ của FED là gì cũng như lãi suất và tổng quan thị trường tài chính sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong việc tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình.

Xem thêm: Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế (Global MBA) tại SSBM Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *