Đòn bẩy tài chính là một công cụ hiệu quả khi áp dụng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nội dung dưới đây từ SSBM Việt Nam sẽ giải đáp cụ thể cho bạn đọc về công cụ tài chính này.
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Khái niệm đòn bẩy tài chính tương đối quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Hãy cùng đi qua những đặc trưng cơ bản của khái niệm này ở phần bên dưới.
1.1. Khái niệm
Đòn bẩy tài chính (FL: Financial Leverage) là công cụ cho biết mức độ tận dụng khoản vốn đi vay để làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Khi đó, bạn có thể sử dụng số tiền đó để mua những tài sản với kỳ vọng rằng rằng thu nhập hoặc vốn thu được từ tài sản mới sẽ vượt quá chi phí đi vay.
Việc này cho phép bạn thu được lợi nhuận tiềm năng từ toàn bộ giao dịch chỉ với một phần nhỏ số tiền của chính mình. Số tiền vay có thể đến từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.
Sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không cẩn thận khi sử dụng.

1.2. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Chưa kể, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế TNDN phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận. Đây được xem như là “Lá chắn thuế”.
Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông). Nó có thể gây ra tác động tiêu cực cho doanh nghiệp nếu như không được sử dụng 1 cách có hiệu quả.
1.3. Cách xác định đòn bẩy tài chính
Công thức tham khảo dùng để xác định đòn bẩy tài chính cơ bản như sau:
FL=EPS / EPSEBIT / EBIT
Trong đó:
– EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần;
– EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Khi có lãi vay, bạn có thể tham khảo công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:
FL=EBITEBIT- I=Q x (p-v)-FQ x (p-v)-F-I
Trong đó:
– F: Chi phí cố định;
– v: Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm;
– p: Giá bán;
– Q: Số lượng sản phẩm;
– I: Lãi vay phải trả.
2. Những đòn bẩy tài chính phổ biến
Đòn bẩy tài chính tồn tại dưới nhiều hình thức, mỗi cách có những đặc điểm và cách tối ưu khác nhau.
2.1. Dùng nguồn tiền từ người khác
– Nguồn tiền bên ngoài có thể là vay từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn. Tuy nhiên, khoản nợ cao dễ dẫn đến nguy cơ bị kiệt quệ tài chính thậm chí phá sản.
– Huy động vốn từ các cổ đông: Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để thu hút nguồn vốn vào hoạt động của công ty cũng là một đòn bẩy tài chính.
2.2. Tận dụng ý tưởng hữu ích từ người khác
Không phải lúc nào ý tưởng cá nhân cũng đủ để đi đến thành công, vì vậy người làm kinh tế cần biết cách học hỏi từ ý tưởng sáng tạo của người khác hoặc thu thập những quan điểm từ nhiều phía để tạo nên một kế hoạch đầu tư hiệu quả đa chiều.
2.3. Tận dụng kinh nghiệm từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nhà đầu tư cũng có thể học hỏi và chắt lọc kinh nghiệm của những nhà đầu tư chuyên nghiệp khác, từ đó đúc rút ra nguyên tắc và bí quyết đầu tư thành công cho riêng mình. Điều này sẽ giúp tối đa hóa kết quả đầu tư của bạn trong khoảng thời gian tối thiểu. Đây có thể coi là đòn bẩy tài chính tạo ra con đường tắt để dẫn đến thành công.

2.4. Sử dụng thời gian của người khác để tạo ra tài sản
Chủ doanh nghiệp thường sử dụng thời gian và công sức của đội ngũ nhân sự nhằm tạo ra nhiều tài sản hơn, nhanh hơn và có giá trị hơn thay vì tự mình gánh vác toàn bộ công việc.
2.5. Thuê người làm việc thay mình
Thuê nhân sự và giao phó trách nhiệm cho người khác những thứ mà bạn không có khả năng làm chính là loại đòn bẩy mà các chủ doanh nghiệp rất hay sử dụng. Điều này đã giúp họ đạt được thành công nhờ tạo nên sức mạnh cộng hưởng trong tổ chức, tận dụng tối đa năng lực của mỗi người.
- Xem thêm: Những kỹ năng giúp phát triển bản thân bạn nên tìm hiểu
3. Cách để doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả
Để tận dụng tối đa hiệu quả mà đòn bẩy tài chính mang lại, doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cần phải lưu ý những vấn đề sau:
– Thận trọng trong việc phân tích, kiểm định bởi giá trị các loại chứng khoán sẽ tăng theo kỳ. Vì vậy, nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn một chút so với mục tiêu hướng đến.
– Chỉ nên đăng ký khoản vay mà bạn chắc chắn có thể chi trả ổn định. Những khoản vay không thể trả được sẽ gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, thậm chí gây phá sản.
– Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của công ty để tối ưu hóa phần lợi nhuận thu được.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đòn bẩy tài chính mà SSBM Việt Nam muốn gửi đến các nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng: Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, nếu sử dụng đòn bẩy để phục vụ cho khoản đầu tư lớn có thể dẫn đến thua lỗ nếu nền kinh tế có biến động. Ngoài ra, những kiến thức này còn nằm trong chương trình đào tạo MBA của SSBM, nhằm mang đến cho học viên những cái nhìn tổng quát nhất về lĩnh vực này và áp dụng vào thực tiễn.