. Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Sonatafy Technology, một công ty môi giới tuyển dụng lập trình viên và kĩ sư phần mềm.
Người đồng cảm là người có khả năng đồng điệu cảm xúc và kết nối với người khác. Làm việc nhóm là điều không thể thiếu trong kinh doanh, và kĩ năng lãnh đạo sẽ là yếu tố tạo nên một đội ngũ phối hợp tốt. Thay vì lối lãnh đạo thờ ơ lạnh lùng, lãnh đạo với sự đồng cảm sẽ mang lại hiệu quả doanh nghiệp cao hơn. Đồng cảm đã luôn là một đức tính cần có ở một người chỉ huy, nhưng giờ đây với mô hình kinh doanh hiện đại, đức tính này lại cần thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, trước đây, “đồng cảm” là một cụm từ mang tính “ra oai” với tần suất sử dụng ít ỏi trong giới kinh doanh, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Bài này điểm qua những cách mà lãnh đạo đồng cảm có thể tối ưu được thành quả kinh doanh.
Lãnh đạo đồng cảm là gì
Lãnh đạo có đồng cảm đặt trọng tâm ở việc thấu hiểu góc nhìn của người khác, qua đó đồng cảm với họ chứ không chỉ tập trung vào thành phẩm họ làm ra. Tony Robbins cho rằng: “Những lãnh đạo biết đồng cảm thật lòng muốn tìm hiểu thêm về con người cũng như câu chuyện của tất cả những người quanh họ”. Những lãnh đạo như vậy thật tình muốn tìm hiểu động lực và mong muốn của nhân viên dưới trướng họ. Thành lập một mối quan hệ sâu sắc với những người xung quanh là một lối lãnh đạo nhân văn hơn là đưa ra những yêu cầu cứng nhắc và ép buộc nhân viên làm theo mà không được quyền ý kiến.
Như bất cứ lối lãnh đạo nào, lãnh đạo với sự đồng cảm cũng có những bất lợi của nó, tỉ như nhân viên sẽ càng lợi dụng được đà lấn tới, tuy nhiên có lợi nhiều hơn là có hại. Lãnh đạo có tâm không chỉ là lắng nghe những điều nhân viên nói, mà còn phản hồi và đáp lại những mong muốn đó. Chỉ khi thay đổi rõ rệt trong công việc thì lãnh đạo đồng cảm mới có ý nghĩa.
Tầm quan trọng khi đặt cái tâm vào lãnh đạo
Lối lãnh đạo đồng cảm sẽ giúp tối ưu hiệu quả doanh nghiệp theo nhiều cách, như là:
Cải tiến không ngừng
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có sự cải tiến, đặc biệt công ty sản xuất phần mềm. Ngành công nghiệp công nghê thay đổi với tốc độ chóng mặt, càng lúc càng nhanh. Với sức cạnh tranh khốc liệt như vậy, chưa nói đến việc dẫn đầu, các công ty buộc phải liên tục cải tiến để giữ mình trong cuộc chơi. Lãnh đạo biết đồng cảm sẽ tạo nên một môi trường nuôi dưỡng ý tưởng cải tiến thay vì cách dẫn dắt truyền thống vô cảm. Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái chia sẻ sáng kiến và không ngại thử nghiệm ý tưởng mới nếu có một người sếp biết quan tâm. Một người sếp như vậy sẽ khuyến khích đội ngũ làm việc dưới trướng họ nghĩ đến nhiều chiều hướng khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong góc nhìn, và rồi những cải tiến và sản phẩm bán chạy trên thị trường sẽ cứ thế ra đời.
Tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự
Cuộc chiến tranh giành nhân tài trong ngành công nghệ bao giờ cũng máu lửa. Các công ty phải luôn cạnh tranh nhau để giữ lại những nhân viên có thực lực cao. Công ty có lối lãnh đạo đầy đồng cảm sẽ dễ giữ lại những nhân viên năng lực và sáng tạo hơn là những công ty vô cảm. Nhân viên sẽ tiếp tục làm ở một công ty công nghệ nếu biết rằng lãnh đạo sẽ nghiêm túc cân nhắc đến công sức làm việc của họ cũng như triển khai những thay đổi cần thiết. Đồng cảm còn tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, mang đến tỉ lệ thành công nghề nghiệp cao hơn, vì thế tự khắc nhân viên sẽ ở lại lâu hơn. Khi có một đội ngũ ưu tú, hiệu quả làm việc của một công ty sẽ càng được tối ưu.
Tăng cường hiệu quả làm việc nhân viên
Nhân viên chỉ có mặt làm việc tại công ty thôi là chưa đủ, đặc biệt là trong ngành phần mềm đầy cạnh tranh này. Theo Gallup, có đến 14% tổng các nhân viên mất hứng thú làm việc tại công ty, và tất cả những tiềm năng bị lãng phí đó sẽ làm trì trệ kết quả kinh doanh. Tinh thần chán chường của nhân viên sẽ làm giảm hiệu quả làm việc, chất lượng sản phẩm kém đi, nhân viên nghỉ việc nhiều phải tìm người thay thế và càng dễ xảy ra tai nạn phải xử lý cực kì tốn kém mà lại giảm hiệu quả doanh nghiệp.
Lối lãnh đạo đồng cảm sẽ khơi dậy tinh thần hứng khởi tại nơi công sở của các nhân viên. Nhân viên sẽ tham gia đóng góp và xây dựng công ty nhiều hơn nếu họ cảm thấy mình được trân trọng, chứ không phải chỉ là một bánh răng có thể dễ dàng thay thế. Lối lãnh đạo đồng cảm bao gồm thể hiện cho nhân viên thấy công việc họ đóng góp cho mục tiêu chung của công ty. Họ sẽ biết tầm quan trọng của công việc, cũng như cống hiến và ý kiến của họ.
Đời sống công việc – nghỉ ngơi cân bằng hơn
Tự nhiên đã chỉ dạy cho chúng ta một điều rằng, cân bằng tạo nên sự sống; và một tổ chức kinh doanh cũng nên như vậy. Công ty có lối lãnh đạo không hề đồng cảm thường không hề cân bằng về cuộc sống và công việc dẫn tới chất lượng công việc kém, và hệ lụy cuối cùng là kéo theo chất lượng kinh đoanh đi xuống. Mặt khác, lãnh đạo biết đồng cảm sẽ biết quan tâm đến mong muốn ngoài công việc của nhân viên, như là vấn đề cá nhân và gia đình. Chỉ khi những vấn đề đó đã yên ổn thì nhân viên mới có tinh thần hứng khởi và tập trung cống hiến trong công việc, dẫn đến hiệu quả làm việc tốt hơn. Vì vậy, lãnh đạo đồng cảm sẽ giúp cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
Đời sống tinh thần thoải mái hơn
Để nhân viên phát huy tiềm năng làm việc thì người sếp phải đối mặt và giải quyết vấn đề tinh thần mà nhân viên gặp phải. Lãnh đạo với sự đồng cảm là cách tốt nhất đảm bảo nhân viên có tinh thần lành mạnh. Hãy thể hiện cho nhân viên thấy rằng họ được quan tâm và tạo một môi trường thoải mái để họ chia sẻ những vấn đề tâm lý của mình. Nhân viên sẽ an tâm mà chia sẻ những vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu khiến họ không thể phát huy tối đa khả năng làm việc. Những nhân viên có sức khỏe tinh thần tốt hơn sẽ tối ưu hóa hiệu quả doanh nghiệp.
Đây không chỉ là trào lưu nhất thời mà đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Sức cạnh tranh của ngành công nghiệp công nghệ rất khốc liệt, với những công ty phần mềm, lãnh đạo đầy quan tâm là một cách để tối đa hiệu quả công nghiệp. Giờ thì bạn đã biết lãnh đạo đồng cảm là gì và hiệu quả của nó, bạn có thể áp dụng lối lãnh đạo này vào công ty của mình. Lãnh đạo với sự đồng cảm sẽ chứng minh hiệu quả dài hạn của nó.
Tham khảo về các khóa học của SSBM Việt Nam tại đây.
Mai Khuê lược dịch
Nguồn: https://www.teachhub.com/teaching-strategies/2019/10/top-5-teaching-strategies/