Định Nghĩa Chiến Lược Dữ Liệu: 7 Yếu Tố Chính Của Chiến Lược Dữ Liệu

Một chiến lược dữ liệu tốt có thể giúp bạn tổ chức và sử dụng các số liệu kinh doanh để cải thiện hoạt động và lợi nhuận của tổ chức của bạn. Vậy khái niệm đó là gì? Hãy cùng SSBM Việt Nam tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chiến Lược Dữ Liệu Là Gì? 

Chiến lược dữ liệu là một lộ trình về cách một công ty thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu để mang lại lợi ích tốt nhất cho các mục tiêu kinh doanh của mình. Chiến lược kinh doanh tổng thể của tổ chức hình thành nên chiến lược này. Các nhà lãnh đạo tạo ra kế hoạch tùy thuộc vào nhu cầu của công ty. Người chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện nó chính là giám đốc dữ liệu.

tam-quan-trong-cua-chien-luoc-du-lieu

7 Yếu Tố Của Chiến Lược Dữ liệu 

Các thành phần quan trọng của chiến lược dữ liệu giữa các công ty có thể sẽ khác nhau. Chúng tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh

Bước đầu tiên khi phác thảo một chiến lược dữ liệu hiệu quả là biết nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, xác định cách sử dụng dữ liệu tốt nhất để đáp ứng những nhu cầu đó. 

Quyền truy cập dữ liệu

Điều này liên quan đến việc tối ưu hóa khả năng truy cập vào đội nhóm của bạn. Chúng bao gồm việc tổ chức các tập dữ liệu và tạo bảng thông tin dễ hiểu để các thành viên có thể sử dụng.

Kiến trúc dữ liệu

Bạn sẽ cần kiến thức về khung lưu trữ dữ liệu của tổ chức. Quyết định nơi lưu trữ dữ liệu chính, chẳng hạn như trong kho dữ liệu tại công ty hoặc trong bộ lưu trữ đám mây.

Tích hợp dữ liệu

Tích hợp dữ liệu của bạn vào hệ thống cho phép đơn vị kinh doanh truy cập vào dữ liệu doanh nghiệp (dữ liệu mà các tổ chức sử dụng cho các ban ngành và khu vực) cũng như chia sẻ và sử dụng dữ liệu khi cần.

Quản lý dữ liệu

Quản lý dữ liệu hoặc quản trị dữ liệu là quá trình doanh nghiệp thiết lập các quy trình và quy tắc quản lý dữ liệu để truy cập và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Từ đó, tất cả dữ liệu đã được xử lý tương tự trong khung dữ liệu của công ty nên tiến độ ra quyết định cũng nhanh hơn.

Nguồn dữ liệu

Điều quan trọng là phải xác định siêu dữ liệu (thông tin gốc như kích thước tệp, ngày tạo và người tạo) của nội dung dữ liệu và biết đó là từ dữ liệu của chính bạn hay nguồn bên ngoài.

Chuyển đổi dữ liệu thành thông tin chi tiết về doanh nghiệp

Phân tích dữ liệu là mục đích chính của chiến lược dữ liệu. Trong phân tích dữ liệu, các công cụ trực quan hóa chuyển dữ liệu trừu tượng thành các dữ liệu cụ thể và xác nhận thông tin đó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược công ty của bạn.

5 Ưu điểm Của Chiến Lược Dữ liệu  

Mặc dù doanh nghiệp có sự đầu tư về thời gian và nguồn lực, nhưng lợi ích của quá trình này khi đem lại vô cùng to lớn.  

Chiến lược dữ liệu sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả

Ưu điểm đầu tiên là cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao năng suất. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc tạo lợi nhuận từ các dữ liệu.

Nâng cao danh tiếng và hiệu suất kinh doanh

Chiến lược dữ liệu dẫn đến các quy trình kinh doanh tốt hơn, tăng doanh số bán hàng cũng như tạo lòng trung thành ở khách hàng. Sử dụng dữ liệu đúng cách giúp bạn cắt giảm chi phí ở các khu vực hoạt động kém hiệu quả và tăng lợi nhuận.  

Cải thiện chất lượng dữ liệu

Theo một cuộc khảo sát của Gartner năm 2020, dữ liệu kém chất lượng khiến các doanh nghiệp tiêu tốn trung bình 12,9 triệu đô la hàng năm. Theo đuổi chiến lược này sẽ cắt giảm các lỗi và tăng độ chính xác.

Tuân thủ quy tắc và giảm rủi ro

Trong doanh nghiệp, chiến lược dữ liệu đi đôi với khả năng kiểm toán. Nếu sắp xếp hợp lý, bạn có thể tuân thủ các quy định kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, bạn vẫn bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu của người tiêu dùng.  

Đưa ra các quyết định sáng suốt về doanh nghiệp của bạn

Dữ liệu có tính chính xác cao sẽ cho bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin về cảm nhận của khách hàng. Thông tin này có thể giúp bạn lập kế hoạch và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. 

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về chiến lược dữ liệu. Đây là một thành tố rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *